VINAPHUNU là viết tắt của cụm từ Phụ Nữ Việt Nam, nằm trong Club ASIATICUS e.V.. Ra đời năm 1991, đây không chỉ là tổ chức hội viên mở, tư vấn và đào tạo cho phụ nữ Việt Nam tại Đức, do Bộ Lao động, Phụ nữ & Công nghệ Tiểu Bang Berlin tài trợ, mà c̣n là một Trung tâm Văn hóa Xă hội tin cậy của phụ nữ và trẻ em Việt, cũng như nhiều bè bạn Đức, có ảnh hưởng không chỉ trong địa bàn Berlin.
Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
Tôi t́m tới địa chỉ Schönliesser Str7, giữa trung tâm Berlin, mong gặp gỡ với người con gái Hà Nội có cái tên rất thơ mộng : Hoài Thu. Chị khá nổi tiếng ở châu Âu, trên cương vị người sáng lập tổ chức VINAPHUNU ở Đức. Sinh năm 1957, song Hoài Thu nom khá trẻ hơn tuổi, dáng đậm, tóc ngắn hất ngược về sau, cử chỉ rất linh hoạt, cười tươi, vầng trán thông minh và đôi mắt to, hóm hỉnh.
“Em là Hoài Thu!” - Người đàn bà bắt tay tôi tự tin giới thiệu. Có lẽ bởi sống từ 1987, khá lâu tại Đức, quá quen với cung cách làm việc khoa học, Hoài Thu vượt qua những rào cản nhiêu khê, h́nh thức ban đầu và vào ngay các vấn đề tôi quan tâm.
Trụ sở VINAPHUNU có văn pḥng với 5 pḥng, trên dưới 200 mét vuông, có bếp cho chị em tổ chức những buổi liên hoan, học nấu ăn, gặp gỡ giới thiệu ẩm thực hai nước, có pḥng học và hội thảo, pḥng lưu niệm và đặc biệt pḥng đọc sách bốn bề là những giá sách cao hơn ba mét, đầy chật sách từ Việt Nam sang.
Hoài Thu tự hào: “Mỗi lần về Việt Nam, em lại mang đi dăm chục cuốn sách, rồi bè bạn giúp. Suốt 20 năm qua mới được một thư viện như hôm nay, với trên chục ngàn đầu sách, từ văn hóa nghệ thuật tới lịch sử, địa lư và các sách luật hai nước, khoa học, cần thiết cho người Việt”. Tôi cảm động thấy tiểu thuyết Quyên, tập truyện Vàng xưa, Thất Huyền Cầm của ḿnh cũng có mặt trên giá sách. Những chồng báo Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội, An ninh Thế giới, Phụ nữ Việt Nam và cả báo Hà Nội mới hay báo chí của người Việt ở Đức và khắp Châu Âu cũng có mặt.
Chị Hoài Thu: "Con người ta muốn ḥa nhập phải hiểu văn hóa nước sở tại và cũng cần làm cho bạn hiểu được văn hóa của ḿnh"
Gần ba giờ đồng hồ, tôi đọc các tài liệu của Đức và Việt, tư liệu, bút tích của các bạn Đức, trong đó có cả nữ nhà văn Đức, người từng có dịp gặp gỡ và tṛ chuyện với Bác Hồ từ thập kỷ 60 xa xôi. VINAPHUNU bấy nay sở dĩ thu hút nhiều phụ nữ, từng là thợ khách và trẻ em, v́ nó xuất hiện đúng lúc, khi những phụ nữ Việt tha hương đa số vốn tiếng Đức ít ỏi và thiếu hụt văn hóa bản địa, khó có khả năng ḥa nhập nhanh vào cuộc sống tại Đức.
3-Hai mươi năm trước, khi bức tường Berlin vừa sụp đổ ít lâu, nước Đức vừa thống nhất, hàng loạt các đội lao động Việt Nam tan ră, nhiều chị em là thợ khách bơ vơ chợ búa đường phố nơi đất khách, không nơi giúp đỡ nương tựa, Hoài Thu đă sáng lập tổ chức phi lợi nhuận VINAPHUNU, tới nay đă thu hút tới hàng vạn lượt phụ nữ Việt tới đây để được tư vấn miễn phí về các vấn đề luật pháp, xă hội. Chị mở cả lớp tiếng Đức, nữ công gia chánh, và các lớp dạy tiếng Việt cho thế hệ thứ hai và thứ ba cho đồng bào ḿnh.
Hỏi về những ngày đầu này, Hoài Thu kể:
“Trước năm 91, em làm phiên dịch cho công nhân HTLĐ của Nhà máy Treffmodell Berlin - CHDC Đức. Sau khi các đội lao động xuất khẩu Việt Nam tan ră, đa phần người Việt với vốn tiếng Đức rất ít ỏi, không hiểu biết về luật pháp và văn hóa Đức, v́ thế cuộc sống của đại đa số phụ nữ Việt ở Đức gặp rất nhiều khó khăn. Ngay cả đến giờ vẫn có nhiều chị em vướng mắc việc gia đ́nh, việc giáo dục con cái, quản lư các cháu trong một xă hội văn hóa khác với văn hóa truyền thống, rất cần mọi kiến thức về luật pháp và văn hóa, kể cả tâm lư học. Trẻ em gốc Việt sinh ra ở Đức cũng cần có nơi học hành tiếng mẹ đẻ, nhắc nhớ cho chúng cội nguồn. Muốn ḥa nhập tốt phải hiểu văn hóa nước sở tại và cũng cần làm cho bạn hiểu được văn hóa ḿnh. Đó là tiền đề để em có được một dự án, cho một tổ chức ra đời tại Berlin từ 1991”.
Nhằm thực hiện mục tiêu ấy, 20 năm qua, VINAPHUNU đă hoạt động rất phong phú và đa dạng. Tôi lục lọi trong pḥng trưng bày truyền thống của CLB nhiều tài liệu và các bức h́nh ghi lại rất chi tiết việc tuyên truyền quảng bá văn hóa Việt như: triển lăm thổ cẩm, tranh cổ động, tranh chữ, rồi biểu diễn văn nghệ, chuyên nghiệp và nghiệp dư do chính các thành viên của VNPHUNU đóng góp. Những bức ảnh cả trăm trẻ em vui chơi rằm tháng Tám. Lễ Tết âm lịch truyền thống năm nào cũng có tới năm, sáu trăm người cả Đức lẫn Việt tham gia.
Sau những ngày đội sương tuyết mưu sinh, những phụ nữ và trẻ em Việt Nam lại đẹp đẽ trong bộ quần áo dài, áo mốt hiện đại tha thướt trên các đường phố Ư, Hà Lan, Tiệp và Pháp, v.v...Có cả những tấm ảnh ghi lại nhiều chuyến du lịch t́m về cội nguồn, với những các địa chỉ văn hóa, danh lam thắng, địa danh lịch sử như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hoàng Thành Thăng Long, vịnh Hạ Long hay Địa đạo Củ Chi…, vừa tăng cường sự hiểu biết cho bạn bè Đức về quê hương ḿnh, vừa là để nhiều chị em - đặc biệt là con cái họ, thế hệ sinh ra ở nước Đức - từng ngày ư thức về quê hương tổ quốc, như những giọt nước nhỏ thấm dần….
Tôi bần thần đọc một lá thư và một bài thơ của một người Việt trong tù tại Đức gửi cho Hoài Thu, đọc mà không cầm được nước mắt. Những người đàn bà tại VINAPHUNU không chỉ tự cứu ḿnh trong cuộc sống ḥa nhập vui sống tại Đức mà c̣n giang tay chia sẻ với những thanh niên lạc lối xứ người. Hoài Thu kể:
“Ngoài việc tại văn pḥng, em c̣n thường xuyên phiên dịch cho các nhà tù ở Berlin và do đó, quen biết một số thanh niên Việt vướng vào ṿng lao lư ở Đức. Người Việt nếu không ḥa nhập được ở Đức buồn một th́ những kẻ ở tù buồn gấp vạn lần. Họ rất thiếu thốn t́nh cảm và cần động viên để vượt qua cơn bĩ cực. Tổ chức chúng em trên cơ sở luật Đức, thi thoảng thăm nom họ, gửi báo chí và quà Tết cho họ. Điều này được các bạn Đức rất hoan nghênh v́ nó tác động tích cực vào trạng thái tinh thần hướng tích cực của người bị giam giữ”.
Chúng tôi ngồi ở gian pḥng bếp chi chít các bảng phân công công tác và công khai tài chính. Hoài Thu chia sẻ:
“Công việc ở đây đ̣i hỏi tấm ḷng và sự tự giác cao độ, nó vừa là ḷng yêu chính ḿnh, tổ quốc và quê hương thứ hai là Đức. Mỗi một cuộc Lễ và Hội ở đây, có khi phải huy động tới hàng trăm nhân lực và chuẩn bị rất công phu. Như Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập tổ chức vào tháng Tám vừa qua, khách tới hơn 700 người, có người từ tận Việt Nam, Tiệp, Hà Lan hay Hungary sang nên phải phân công rất chi tiết cho từng hội viên ở Berlin chuẩn bị. VINAPHUNU do Bộ Lao động, Công nghệ và Phụ nữ Tiểu Bang Berlin tài trợ và ủng hộ, c̣n các hội hè tham quan, du lịch th́ động viên sự đóng góp của hội viên và sự tự nguyện của mọi người tham gia, t́nh trạng tài chính được báo cáo rất minh mạch, rơ ràng từng xu, nên 20 hoạt động mà VNPHUNU chưa có một tai tiếng nhỏ nào”.
Tôi chợt nhớ ngày kỉ niệm 20 năm thành lập, Hoài Thu đầy tự tin của chị bên cạnh các chính khách Đức tại Berlin tới tham dự. Tôi hỏi một cháu ở Berlin, rằng sao cháu tới đây. Cô gái trẻ trả lời lập tức, không e ngại: “V́ các sinh hoạt của chị Hoài Thu tổ chức làm em thấy đỡ lạc lơng, đỡ xa nhà hơn!” Cô gái tên Thanh, tôi đoán chỉ ở lứa tuổi đôi mươi. Không kịp hỏi, em là thế hệ thứ hai, hay sang đây theo diện đoàn tụ, nhưng nh́n em nhanh nhẹn, tự tin, lịch sự hướng dẫn khách khứa, tôi thật yên tâm về thế hệ trẻ tại nước Đức sẽ không vất vả như bố mẹ chúng một thời và vững vàng trưởng thành trong hội nhập.
Với những cố gắng và hoạt động có hiệu quả cho chính cộng đồng sắc tộc Việt tại Đức, Hoài Thu - người con gái sinh ra ở Hà Nội, mang theo tinh thần của một ḍng họ có truyền thống văn hóa tại Thăng Long ngàn năm là gương mặt tiêu biểu cho cộng đồng người Việt tỏa sáng trên xứ người. Năm 1999 chị đă được giải thưởng “Người Phụ nữ xuất sắc của năm“ của Bộ Phụ nữ Tiểu Bang Berlin trao tặng. Năm 2001, cô gái gốc Hà Nội lại được Tổng thống J. Rau thưởng Huân hiệu Huân chương Công trạng của Cộng hoà Liên Bang Đức.
Nguồn: Nguyễn Văn Thọ/ NDĐT