Bài liên quan: Saigon với cuộc ḥa đàm Pari
Mặc dù là Tổng thống VNCH, song Nguyễn Văn Thiệu không nắm được toàn bộ t́nh h́nh cuộc ḥa đàm Pari về VN. Một điều cay đắng nữa là ông ta cũng không biết nhiều về nội dung các cuộc gặp riêng, bí mật giữa Hoa Kỳ và Bắc VN – các cuộc gặp thỏa thuận nhiều vấn đề, trong đó có những vấn đề quan trọng, quyết định số phận của Nam VN và cá nhân ông ta. Tất nhiên, chúng ta không quên, bấy giờ Hoa Kỳ là đồng minh lớn nhất, thân cận nhất của Nam VN.
Sự hiểu biết của Thiệu về cuộc ḥa đàm Pari ra sao? Tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L.Schecter – chủ bút ngoại giao của tờ Time nhớ lại:
“Vào lúc 17 giờ ngày 17.10.1972, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Bộ Tổng tham mưu lập tức mang về Saigon một tập tài liệu dài mười trang giấy thu được trong hầm của một cấp ủy Việt Cộng ở tỉnh Quảng Tín. Qua một loạt những đợt thuyên chuyển nhanh chóng, các tài liệu đó được trực thăng và phi cơ hạng nhẹ đưa về Đà Nẵng. Đến nửa đêm, chúng đă nằm trên bàn làm việc của Tổng thống Thiệu. Ông ta đọc những tài liệu đó ngay sau khi nhận được và hiểu ra rằng các cán bộ Việt Cộng ở một huyện hẻo lánh miền Trung VN c̣n biết hơn ông ta những chi tiết của cuộc hội đàm Pari”.
Chỉ sau đó một ngày – ngày 18.10.1972, Kissinger đến Saigon để bàn thảo với VNCH về dự thảo Hiệp định đă được Hoa Kỳ và Bắc VN thỏa thuận. Cả hai bên Bắc VN và Hoa Kỳ đều tỏ ra vui mừng về dự thảo Hiệp định đó. Thế nhưng, Thiệu hết sức sửng sốt v́ nhiều điều khoản của Hiệp định. Ông ta cho rằng đây là một bản Hiệp định đầu hàng và yêu cầu sửa đổi 69 điểm. Trước sự phản ứng quyết liệt của Nam VN, các cuộc thương lượng giữa Hoa Kỳ và Bắc VN lại tiếp tục.
Giai đoạn đầu của cuộc ḥa đàm, Lê Đức Thọ và Xuân Thủy khăng khăng đ̣i Kissinger phải thay chính quyền Saigon và Thiệu phải từ chức. Họ nói, đây là chính quyền độc tài, hiếu chiến, c̣n Thiệu th́ không thể có ḥa b́nh được. Nếu các ông cứ duy tŕ Thiệu th́ chính là làm mất danh dự nước Mỹ, c̣n các ông thay Thiệu th́ được nhân dân miền Nam và nhân dân Mỹ hoan nghênh và chúng tôi sẵn sàng giải quyết vấn đề chiến tranh một cách nhanh chóng không những ở VN mà cả Đông Dương. Có hai vấn đề: thời hạn rút quân và thay thế Thiệu, nếu không giải quyết được th́ đàm phán sẽ kéo dài.
Kissinger:
- Các ông cứ nói chúng tôi phải thay Thiệu th́ cụ thể các ông muốn chúng tôi phải làm ǵ?
Lê Đức Thọ:
- Các ông có nhiều cách để thay thế, chẳng hạn, Thiệu là do các ông đưa lên, bây giờ nhân dịp bầu cử các ông thay Thiệu th́ thay được. Nếu các ông không ủng hộ, Thiệu không thể trúng cử.
Kissinger trả lời đối thủ đàm phán của ông ta rằng, nói vấn đề thay Thiệu th́ phải nói trong phạm vi khả năng của Hoa Kỳ. Nếu các ngài đ̣i Hoa Kỳ không ủng hộ bất cứ một ứng cử viên nào trong bầu cử th́ điều đó Hoa Kỳ có thể dễ làm nếu hứa. Nhưng nếu các ngài lại muốn có một văn kiện viết trong đó chúng tôi hứa bảo đảm thay Thiệu bằng bất cứ cách nào th́ chắc chắn Tổng thống Nixon sẽ không đồng ư.
Sau này Lê Đức Thọ đă kể lại, khi nói chuyện riêng với Kissinger, tôi bảo: “Ông muốn hạ Thiệu th́ thiếu ǵ cách”. Ông ta cho câu nói đó của tôi có nghĩa là ám sát Thiệu.
Vấn đề thay Thiệu, Kissinger có vẻ bực dọc:
- Mùa hè này là cơ hội cuối cùng để hai bên đạt được ḥa b́nh bằng thương lượng. Nếu không, Mỹ tiếp tục VN hóa chiến tranh, cuộc chiến tranh đẫm máu sẽ tiếp tục kéo dài. Có thể các ngài sẽ thắng và có thể các ngài sẽ không thắng, nhưng dù sao chiến tranh cũng không phải chấm dứt bằng thương lượng.
Vẫn đề tài về Thiệu, trong cuộc gặp cao cấp giữa Brezhnev và Nixon tại Moscow, Thủ tướng Liên Xô Kosygin gay gắt chỉ trích Mỹ và sự hỗ trợ của Mỹ đối với Tổng thống Thiệu. Kosygin mô tả Thiệu “là kẻ được gọi là tổng thống ở miền Nam VN, người chẳng hề do ai lựa chọn”. “Vậy ai đă lựa chọn chủ tịch nước ở miền Bắc VN?” – Nixon liền vặn lại rất “ác”.
Ngày 27.1.1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại ḥa b́nh ở VN đă được bốn bên kư kết tại Pari.
Chúng ta nhận thấy, Bắc VN rất không ưa Thiệu và Thiệu cũng chẳng ưa ǵ Bắc VN mà ông ta gọi là “cộng sản”. Hai bên đều công kích nhau kịch liệt và có vẻ như cả hai bên đều lạm dụng ngôn từ.
Vấn đề thực thi Hiệp định Pari được Thiệu rất quan tâm. Ông ta cho rằng, với những kinh nghiệm có được, “chúng ta đừng nghĩ rằng đă có chữ kư của cộng sản rồi, đă có quốc tế kiểm soát bảo đảm rồi th́ ngây thơ tin rằng cộng sản đă từ bỏ hẳn mưu đồ thôn tính miền Nam của họ”. “Chúng ta phải và có quyền nghi ngờ. Đối với cộng sản, nghi ngờ chắc hơn là tin chúng bằng lời, để rồi thiếu cảnh giác, trở tay không kịp”. “Cho nên chúng ta phải đề pḥng, phải phản ứng tức khắc mỗi khi thấy thằng cộng sản nó giở cái tṛ lưu manh của nó”. “Thằng cộng sản vô nhà, xóa cờ, xé cờ, bôi cờ, chúng ta phải phản ứng quyết liệt. Nó dùng vũ lực, chúng ta phải dùng vũ lực. Nó dùng vũ khí nhỏ, chúng ta phải dùng vũ khí lớn”.
Ngôn từ thường dùng của Thiệu để chỉ đối phương là “thằng cộng sản”.
Thi hành Hiệp định, Thiệu cho rằng, “phải quyết thắng cộng sản bằng là phiếu, bằng chính trị, bằng nước miếng, bằng tư tưởng, bằng căi vă, bằng đấu khẩu với thằng cộng sản. Nếu như nó giở tṛ – nó thấy thua, nó giở tṛ – nó đưa dao găm lựu đạn súng ống, chúng ta có dao găm lựu đạn súng ống, nó đưa đại pháo xe tăng, chúng ta có xe tăng đại pháo, máy bay chơi với nó”. “Hễ một thằng cộng sản nào ṃ về ấp, vô trong làng mà đồng bào nhận diện được không phải là dân của ấp này… là phải bắn thằng đó bể đầu tại chỗ”. “Thằng cộng sản nó vi phạm th́ chúng ta sẽ đánh nó lại…nó phản bội một thằng th́ chúng ta chặt một thằng, nó phản bội một trăm thằng th́ chúng ta chặt một trăm thằng…”
Và đây, tiếp tục nhận định về cộng sản của Thiệu trong bài nói chuyện sau ngày kư Hiệp định Pari:
“Cái thiên đường mà cộng sản nói, là cái địa ngục. Bây giờ chúng ta xây cho chúng ta một cái thiên đường thực sự, th́ chủ nghĩa cộng sản sẽ không có môi trường để tuyên truyền, cái thằng cán bộ cộng sản không c̣n cái ǵ để nói với đồng bào được hết. Con vi trùng cộng sản không sinh sôi nẩy nở được…”
Thế nhưng, khi chiến sự nổ ra, Buôn Ma Thuộc đă nhanh chóng thất thủ. Quyết định rút bỏ cao nguyên của Thiệu có thể nói là sai lầm chiến lược lớn nhất. Tuy vậy, xem ra, chủ đề Thiệu và Hiệp định Pari về VN c̣n tốn không ít giấy mực…