(Phunutoday.vn) - Thuở c̣n trai tráng, ông Phẩy được làm “chân giao liên” để vận chuyển thư từ, công văn từ dưới chân núi lên bản người Dao ở trên đỉnh Kéo Ca. Rồi cha mẹ qua đời, ông Phẩy đột nhiên bị bệnh thần kinh. Người thân, họ hàng bỏ mặc, ông Phẩy đành t́m vào rừng sâu để sống qua ngày. Thời gian trôi đi, ông Phẩy trở thành “người rừng” thực sự. Ông sống trong hang đá, đi nhặt rau rừng, quả rừng, đào củ mài, củ ráy sống qua ngày. Lúc khỏe th́ vậy, c̣n lúc ốm, ông chỉ nằm co quắp giữa màn trời chiếu đất, để mặc bệnh tật hành hạ, lúc tỉnh lúc mê. Đến khi may mắn đỡ hơn, ông cố lết thân già đi nhặt bừa vài thứ lá cây rừng ăn để cầm hơi…
Cùng cực cuộc sống của “người rừng”
Lúc mới lọt ḷng, “người rừng” cũng được cha mẹ đặt cho một cái tên rất đẹp: Triệu Phúc Tiến. Nhưng ít ai ở bản người Dao đỏ thuộc xă Thổ B́nh, huyện Lâm B́nh, Tuyên Quang ấy gọi Tiến bằng cái tên đẹp đẽ mà cha mẹ đặt cho mà gọi bằng cái tên theo tiếng của người dân tộc là Phẩy. Nhà Phẩy chỉ có hai anh em, dưới Phẩy là cô em gái tên Nhinh. Đến tuổi trưởng thành, cô em gái của Phẩy sớm yên bề gia thất cùng một người đàn ông trong bản, c̣n Phẩy dù nghèo khổ cũng cố kiếm con chữ để hy vọng giúp ích cho đời.
Nghe đâu, Phẩy đă học hết vỡ ḷng nên vốn chữ nghĩa cũng kha khá. Và cũng bởi có cái chữ nên Phẩy được chính quyền tin tưởng, giao cho đảm nhận chân bưu tá để chuyển thư từ, công văn đến cho mọi người, mọi nhà. Bưu tá là cách gọi bây giờ thôi, chứ ngày ấy, mọi người trong bản vẫn gọi Phẩy là “ông giao liên”.
Nơi ở của ông Phẩy
Bản người Dao khi ấy ở măi trên đỉnh núi cao, gọi là đỉnh Kéo Ca. Phẩy phải xuống dưới chân núi, nhận thư từ, công văn để đưa lên bản phân phát cho mọi người theo địa chỉ ghi sẵn trên bao b́. Mỗi lần di chuyển như thế, Phẩy phải đi mất cả ngày đường. Mà gọi là đường để dễ h́nh dung, chứ thực ra đó chỉ là một lối ṃn nhỏ, bà con ở bản người Dao đi lại nhiều lần mà thành. Lối đi ấy gồ ghề những đá nhọn hoắt và dốc thẳng đứng. Sức thanh niên như Phẩy mà mỗi lần di chuyển tưởng chừng như không thể leo dốc.
Những năm 1960 – 1968, nghe theo tiếng gọi của Đảng, đồng bào người Dao ở đỉnh Kéo Ca đă rời non, xuống chân núi định canh, định cư và lấy tên bản là Hạ Sơn. Phẩy cùng với gia đ́nh cũng xuống núi cùng bà con dân bản. Cuộc sống những tưởng sẽ êm đềm trôi đi, nào ngờ biến cố liên tục xảy đến với Phẩy.
Cha mẹ Phẩy đột nhiên qua đời, để lại hai anh em Phẩy cô độc giữa cuộc đời. Sau đó, Phẩy bị bệnh thần kinh nên không c̣n tiếp tục công việc của một “ông giao liên” được nữa. Phẩy bị bệnh nên chẳng cô gái nào dám làm vợ. Họ ái ngại, xa lánh một người thần kinh có vấn đề như ông.
Từ khi Phẩy bị bệnh, gia đ́nh người em gái và họ hàng cũng trở nên lạnh nhạt hơn. Cô em gái của Phẩy dù xót xa cho người anh trai nhưng cũng chẳng thể đỡ đần v́ phận gái đă xuất giá, hơn nữa, gia đ́nh cũng không khá giả ǵ. Từ đấy, Phẩy bỏ bản người Dao dưới chân núi, trở lại đỉnh núi Kéo Ca sống những ngày tháng cô độc, lang bạt.
Bản người Dao trên đỉnh Kéo Ca trước đây có đến vài trăm nóc nhà nhưng từ khi dân bản xuống núi định cư, những nếp nhà cũng được dỡ bỏ để mang theo. Thi thoảng, có gia đ́nh để lại nếp nhà cũ nhưng cũng xuống cấp nhanh chóng. Cả một vùng đồi núi thiếu vắng hơi ấm con người trở nên hoang tàn, âm u. Khi Phẩy trở lại bản để sinh sống, vùng này đă trở thành rừng rậm rạp, ít người qua lại. Sống ở chốn rừng hoang, để tồn tại, Phẩy phải t́m đủ mọi phương thức kiếm miếng ăn.
Ở rừng, người đàn ông này phải săn bắn, hái lượm để sống, một cuộc sống không chút giao thiệp với thế giới bên ngoài, giống như người tiền sử. Chẳng ngờ, những khắc nghiệt của thiên nhiên, những lần v́ đói khát phải ăn lá cây rừng trừ bữa đă giúp thần kinh của Phẩy dần dần tỉnh táo. Nhưng những di chứng của bệnh tật khiến Phẩy lúc nhớ, lúc quên quá khứ. Khi Phẩy gần như b́nh thường trở lại cũng là lúc Phẩy đă thành một ông già. Cuộc sống thiếu thốn đủ bề khiến ông Phẩy già nua, gày g̣ hơn bất cứ ai cùng độ tuổi.
Chẳng thể trở lại bản xưa, mấy đứa cháu con em cô cũng chẳng cưu mang người bác già, ông Phẩy buộc phải sống lang bạt từ cánh rừng này sang cánh rừng khác. Ông cứ đi, tối đâu là nhà, ngă đâu là giường. Chẳng phải ông thích phiêu dạt mà hoàn cảnh buộc ông phải thế. Nói là rừng hoang nhưng thực ra những diện tích đất trước kia người ta từng canh tác th́ nay họ vẫn giữ ǵn để làm nương rẫy. Ngay như những diện tích đất trồng cũ của gia đ́nh ông trước kia th́ nay những đứa cháu của ông cũng chiếm dụng cả, ông Phẩy chẳng thể tranh giành với chúng.
Lúc c̣n trẻ, c̣n có sức khỏe, ít nhiều ông Phẩy cũng trồng được chút lúa nương nên không đến nỗi đói quanh năm. Nhưng nay, ông Phẩy đă ngoài 70 tuổi, chẳng thể c̣n đủ sức mà cuốc đất, trồng trọt nên đành phải đi hái rau rừng, nhặt quả rừng để sống qua ngày. Ông Phẩy gầy lắm, yếu lắm. Có lẽ, ông Phẩy không nặng quá 40kg. Chẳng thể làm lụng để kiếm miếng ăn, ông Phẩy chỉ biết trông chờ vào sự ưu đăi của thiên nhiên. Mùa nào thức ấy, ông Phẩy phải ăn quả rừng, rau rừng trừ bữa.
Đôi khi, có người dân đi làm nương rẫy gặp ông, họ thương t́nh chia sẻ chút cơm nắm, muối vừng. Mỗi lần như thế với ông đă là bữa ăn thịnh soạn lắm rồi. Chẳng thể làm nổi một căn lều tạm bợ, ông Phẩy phải sống trong những hang động tự nhiên. Con muỗi, con vắt rừng đua nhau chích hút trên thân thể vốn đă già nua, gầy yếu của ông Phẩy.
Mùa hè c̣n đỡ, chứ mùa đông, núi rừng hoang vu và lạnh giá đến tê cóng người, khi ấy ông Phẩy vẫn chỉ có manh áo cộc rách te tua, ngồi co ro bên đống lửa suốt ngày đêm. Lắm hôm, ông Phẩy phải nhịn đói, đến rau rừng cũng chẳng thể đi hái bởi nếu rời đống lửa, ông Phẩy sẽ chết cóng trước khi kiếm được thứ ǵ đó bỏ vào mồm.
Người rừng Phẩy
Một người đi rừng thấy ái ngại cho hoàn cảnh của ông, đă cho ông một bộ quần áo lành lặn hơn, nhưng cũng vẫn mỏng lắm, chẳng thấm ǵ so với cái rét cắt da cắt thịt ở vùng rừng núi này. Lúc khỏe đă vậy, nhiều lần ông bị ốm c̣n cùng cực hơn nhiều. Ông cứ nằm co quắp giữa màn trời chiếu đất, chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần. Những lúc may mắn tỉnh lại, ông cố lết thân tàn đi nhặt lá rừng ăn cầm hơi.
Cách đây khoảng 4 – 5 tháng, đói khát quá, ông Phẩy liều ḿnh xuống bản Hạ Sơn, t́m đến nhà thằng cháu trai con người em gái, những mong xin chúng nó bát cơm, miếng thịt, bởi ông thèm lắm, thiếu chất lắm. Đáp lại sự cầu xin của ông, lũ cháu của ông Phẩy đă xua đuổi ông trở lại rừng và dọa nạt để ông không bao giờ c̣n xuất hiện trước mặt chúng nữa. Ông Phẩy đành quay trở lại rừng.
Sức ông yếu quá, chẳng thể leo lên tận đỉnh Kéo Ca nên đành chui vào một hang đá ở lưng chừng núi để nghỉ. Vài người dân đi nương qua hang đá, cảm thương cho hoàn cảnh của ông đă giúp ông có miếng ăn qua ngày. Họ c̣n rộng lượng bảo ông rằng, nương ngô, nương sắn của họ ở gần đấy, lúc nào đói, ông cứ việc lấy về ăn tạm. Thế nhưng, ông Phẩy tuyệt nhiên không bẻ một bắp ngô, củ sắn nào. Ông Phẩy bảo: “Chúng nó vất vả mới trồng được, tao không lấy đâu…”.
Trong sự đói khát đến cùng cực, ông Phẩy vẫn giữ trọn phẩm giá của con người ḿnh. Bởi thế nên người dân nơi đây rất quư trọng ông Phẩy. Họ biếu ông miếng ăn xuất phát từ tấm ḷng chia sẻ của những người cùng khổ chứ không phải sự bố thí của kẻ lắm tiền nhiều của đối với một kẻ khố rách áo ôm.
Và nhờ sự cưu mang ấy, sau vài ngày dưỡng sức, ông Phẩy lại leo dốc, t́m về nơi đỉnh núi Kéo Ca, sống những ngày ăn rừng ở rú của ḿnh. Những mạch nước ngầm chảy trong hang đá mùa này đă cạn kiệt, chẳng có nước để dùng nên ông Phẩy phải t́m nơi trú ngụ khác. Ông dựng tạm mái che bằng mấy tàu lá cọ ở ngay cạnh khe suối, bên gốc cây rừng mục ruỗng.
Ở vị trí ấy, chỉ tiện có nguồn nước thôi chứ địa h́nh th́ mấp mô, dốc lắm. Ông Phẩy chẳng thể kiếm được chỗ nào bằng phẳng hơn để rải tàu lá cọ ra nằm. Ông chỉ có thể ngồi thu lu, ngày cũng như đêm, khi ăn cũng như lúc ngủ. Ông Phẩy cứ ngồi như thế, ôm lấy đống lửa nhỏ, thứ duy nhất sưởi ấm giúp ông sống qua những ngày đông lạnh giá.
Mơ về một cuộc sống con người
Gặp ông Phẩy trong một buổi chiều muộn trên đỉnh núi Kéo Ca, khi bước chân của ông đă run rẩy v́ đói, v́ rét, tôi biếu ông chút đồ ăn đạm bạc, ông nhận với sự biết ơn chân thành. Rồi ông nói một câu tiếng dân tộc: “Mí mài nhàn ố…”. Người dẫn đường giúp tôi phiên dịch rằng ông Phẩy nói không có tiền để trả nên không dám nhận những thứ đồ ăn tôi đưa. Tôi vội xua tay và nhờ cậu thanh niên nói giúp với ông rằng đó là tôi biếu ông chứ không lấy tiền. Khi ấy, ông Phẩy mới yên tâm nhận và ăn những thứ tôi đưa. Nh́n ông ăn ngấu nghiến bởi đói, tôi không khỏi chạnh ḷng.
Ông Phẩy biết nói tiếng Kinh, tuy không nói được nhiều lắm bởi lâu nay, có mấy khi ông gặp được ai đâu mà tṛ chuyện, giao tiếp. Ông nói với tôi vài câu bằng tiếng phổ thông nhưng đôi khi bí từ, ông sử dụng luôn tiếng Dao khiến tôi nghe mà chỉ hiểu bập bơm.
Rồi dường như thấy tôi không hiểu lời ông nói, ông Phẩy im lặng, không nói nữa. Tôi phải nhờ người thanh niên đi cùng vốn là một chàng trai của bản người Dao dưới chân núi làm phiên dịch. Thấy có người nói được thứ tiếng mẹ đẻ của ḿnh, ông Phẩy vui lắm. Được dịp, ông nói như trút bỏ nỗi ḷng.
Ông Phẩy bên căn nhà của ḿnh
Ông Phẩy bảo: “Muốn xuống núi sống lắm nhưng không có nhà ở, không ai cho ở, thằng cháu nó toàn đuổi đánh thôi…”. Rồi bất chợt, ông Phẩy hướng đôi mắt đă mờ ḷa về phía tôi hỏi: “Bây giờ tháng mấy rồi cháu?”. Nhận được câu trả lời từ tôi, ông lại thần người: “Mùa đông này không biết có qua khỏi không...?”.
Theo ông Bí thư Đảng ủy xă Thổ B́nh th́ chính quyền xă đă có kế hoạch làm nhà cho ông Phẩy. Ông Bí thư khẳng định rằng, căn nhà dành cho người già neo đơn không nơi nương tựa này sẽ được hoàn thành trong năm 2011. Với khẳng định đó th́ trong một tương lai gần, ông Phẩy sẽ có một căn nhà để trú thân.
Và có lẽ, đây sẽ là lần đầu tiên sau quá nửa đời người, ông Phẩy có một mái nhà che mưa nắng. Chắc hẳn đây sẽ là cái Tết đáng nhớ nhất trong cuộc đời ông Phẩy, cái Tết có nhà, có cái ăn và quan trọng hơn cả là ông Phẩy được sống cuộc sống của một con người, không c̣n cô độc giữa chốn rừng núi hoang vu, lạnh lẽo nữa. Giữa cái se lạnh của tiết đầu đông, tôi thấy ấm ḷng hơn khi nghĩ đến viễn cảnh Tết này, ông Phẩy đă được sống một cuộc sống đúng nghĩa của con người.
Tuệ Nhi