Trong cung đ́nh nhà Nguyễn, vào ngày 20 tháng Chạp là làm lễ Phát thức (lễ rửa ấn). Các quan mặc áo xanh, ra chầu ở điện Cần Chính, vua đến, mọi tủ chứa ấn đều được mở, ấn được rửa bằng nước thơm rồi niêm phong cẩn thận, không dùng trong dịp Tết.
Trong căn nhà nhỏ ở làng Hương Cần, xă Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, mệ Công Tôn Nữ Trí Huệ, 92 tuổi (theo cách gọi xưa, người trong hoàng tộc được gọi là "mệ"), là cháu nội của Hoàng tử Miên Lâm (con của vua Minh Mạng), đă kể cho tôi nghe về những...
Nhân chứng sống…
Theo tài liệu nghi chép, bác ruột của mệ Công Tôn Nữ Trí Huệ là ông Hường Hoằng, hầu cận của vua Thành Thái, trong một lần chuyển tài liệu bí mật cho triều đ́nh bị quân Pháp phát hiện và bắt giam. Vào năm 1916, cuộc khởi nghĩa Duy Tân nổ ra, cha đẻ của vua Duy Tân đă xây dựng binh quyền để chống Pháp. Nhưng cuộc khởi nghĩa không thành, ông Hoằng đă bị bắt giam cùng vua, nhưng may mắn thoát chết.
Mệ Trí Huệ tay vừa may gối vừa tṛ chuyện: "Bố mẹ tôi làm nghề bốc thuốc nam, lúc nhỏ tôi hay ra giúp bố mẹ bốc thuốc cho khách, lên 10 tuổi tôi có thể bốc được thuốc rồi. Là con cháu trong ḍng tộc, tôi thường xuyên được phép vào cung, cũng từ đó mà tôi có cơ duyên học thêm nghề may với các công tôn nữ khác,…".
Nhờ ḷng kiên tŕ, chịu khó học hỏi, cũng như có nhiều sáng kiến cho từng sản phẩm, tay nghề của mệ Trí Huệ ngày càng điêu luyện, mệ có thể may được trang phục cho quan triều ở trong cung. Trong một lần, vua biết được những bộ trang phục mặc trên người là do bàn tay mệ Trí Huệ may, và yêu cầu mệ may thêm gối dựa.
Mệ Trí Huệ chia sẻ: "May gối dựa đă khó rồi mà may cho vua lại càng khó hơn. Gối nhiều nếp, có rất nhiều tác dụng, dựa lưng, nằm nghỉ, hoặc t́ cánh tay,... Tôi vào cung chỉ có một nhiệm vụ là may gối cho vua và hoàng thái hậu, may gối phải tuân thủ theo quy tắc: phải đủ 5 lá với vua, 4 lá với hoàng thái hậu".
"Ruột của gối phải là loại bông tự nhiên nguyên chất, không được sử dụng bông nhân tạo. Bông đó phải bảo đảm được hương thơm tự nhiên, sau nhiều lần giặt vẫn giữ được độ êm, độ phồng,… Vải bọc gối là nhung lụa màu vàng (tượng trưng cho uy quyền), gối của vua thêu rồng, gối của hoàng thái hậu thêu phụng, c̣n gối các quan b́nh thường để trơn không thêu bất cứ con ǵ" -mệ Trí Huệ bật mí.
Điều đặc biệt, khi may gối cho vua phải tuân thủ theo một kích thước nhất định, không thô, cồng kềnh, gối phải làm sao vừa vặn với thân h́nh của vua. Do hiểu được tính cách, sở thích của vua Bảo Đại nên mệ Trí Huệ rất được vua trọng dụng, mệ không một lần làm phận ư của vua. Đó chính là điều khiến mệ Trí Huệ gắn bó với nghề may trong cung đ́nh rất lâu.
Mệ c̣n cho biết thêm: "Tôi không chỉ làm vừa ḷng của vua mà hoàng thái hậu khi mặc trang phục của tôi may cũng tấm tắc khen ngợi. May áo quần cũng phải có bí quyết chứ, áo mặc phẳng, bó sát người (vẫn thấy thoải mái, dễ chịu), vừa gọn gàng nhưng phải giữ được kín đáo".
Dù đă nhiều tuổi, hàng ngày mệ vẫn lên chùa may gối dựa theo kiểu cung đ́nh. Mệ tâm sự: "Tôi c̣n đi lại được, mắt c̣n nh́n rơ từng đường kim sợi chỉ th́ tôi vẫn cứ tiếp tục làm. Thứ nhất, kiếm thêm đồng nào hay từng đó để phụ giúp cho con cái. Thứ hai là để không nghề này mai một, mà tôi sống không c̣n được bao lâu nữa, tôi đang dạy cho con cháu giữ lấy cái nghề cao quư này".
Năm 1945 Cách mạng tháng 8 thành công, chế độ phong kiến sụp đổ mệ ra khỏi cung, về quê lấy chồng, sinh được 2 người con. Nhưng mệ vẫn mang một nỗi đau là đứa con trai của mệ bị tàn tật, không làm ăn được ǵ, hàng ngày đi bán vé số kiếm ăn. Mệ lại phải bám lấy cái nghề may gối để mưu sinh, mệ c̣n làm ở hội phụ nữ địa phương. Đất nước thống nhất, mệ được phong tặng Bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng v́ có những đóng góp trong hai cuộc khánh chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Mặc dù đă bước sang tuổi "xưa nay hiếm", mệ Trí Huệ vẫn cần mẫn làm những chiếc gối trong cung đ́nh
Hồi ức… nghi lễ Tết xưa
Là con cháu trong ḍng dơi vua chúa, từ nhỏ đă được ra vào cung. Cũng từ đó mà được chứng kiến rất nhiều cái Tết ở trong triều Nguyễn. Mệ Trí Huệ cho biết: "5 - 6 tuổi tôi đă được vào cung, tôi cũng được đọc rất nhiều sách quư, các ngày kỵ, lễ, Tết,… tôi đều nắm được hết. Tết Nguyên đán trong cung đ́nh thể hiện nổi bật nhất, trang trọng nhất nghi thức của Tết Việt xưa. Ngoài những nét cổ truyền th́ Tết trong cung đ́nh mang dáng vẻ độc đáo riêng của sự tôn nghiêm và quyền lực nữa".
Trong cung đ́nh nhà Nguyễn, vào ngày 20 tháng Chạp là làm lễ Phát thức (lễ rửa ấn). Các quan mặc áo xanh, ra chầu ở điện Cần Chính, vua đến, mọi tủ chứa ấn đều được mở, ấn được rửa bằng nước thơm rồi niêm phong cẩn thận, không dùng trong dịp Tết. Ngày 22 tháng Chạp, làm lễ Hạp hương (lễ mời các tiên đế về ăn Tết) ở điện Thái Miếu. Ngày 30 tháng Chạp, làm lễ Thượng tiên (lễ dựng cây nêu). Vua ra điện Thái Ḥa dựng nêu xong, dân chúng mới được dựng ở nhà ḿnh, Cũng trong ngày hôm đó, tổ chức thiết triều cuối năm. Tại điện Thái Ḥa, đặt một hoàng án để tờ biểu của quan lại Trung ương, một hoàng án để tờ biểu của địa phương chúc mừng nhà vua.
Chiếc ghế có đặt gối do bàn tay mệ Trí Huệ làm -
Ảnh: Lê Tập
Ngay giữa điện trải chiếu báo cho các hoàng tử, hoàng thân, hai bên là chỗ bái của các quan văn quan vơ từ tam phẩm trở lên,… Sáng mồng 1 Tết, canh đầu năm, trống nghiêm hồi thứ nhất, viên Quản vệ dàn bày cờ quạt, nghi trương,… Trống nghiêm hồi thứ hai, các quan mặc lễ phục vào chầu sẵn trên sân điện Thái Ḥa. Mờ sáng, trống nghiêm hồi thứ ba, trên kỳ đài kéo cờ đại và các sắc cờ khánh hỷ,… Nhạc tấu, 9 phát súng lệnh nổ, viên thái giám đốt hương trầm, quân nội các tiến lên hoàng án lấy biểu chúc mừng trao cho các quan tuyên đọc,… Tại đây, các hoàng thân, hoàng tử và quan văn quan vơ từ tứ phẩm trở lên chia ban đứng hầu,… Mồng 1 và mồng 2 Tết, nhà vua tiếp tục ban yến cho hoàng tộc và quan tướng,… Mồng 4 Tết, cử hành lễ Triều minh; vua đi tế lễ các đền miếu quốc gia. Cũng trong dịp đầu năm, tổ chức lễ Tịch điền, vua đích thân vén quần xuống ruộng cày để làm gương cho người dân, cầu mong cho một năm mới mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió ḥa.
Một mùa xuân nữa lại về, bao kư ức về nghi lễ Tết xưa lại ùa về trong tâm trí mệ Công Tôn Nữ Trí Huệ. Mệ chia sẻ: "Cứ đến dịp Tết đến xuân về, thời gian đă trôi qua rất lâu rồi. Nhưng h́nh ảnhTết trong cung đ́nh nhà Nguyễn lại hiện ra trước mắt tôi về một thời vinh hoa, phú quư giờ chỉ c̣n lại trong tiềm thức của người dân Việt Nam".
Lê Tập - Thiên Hà