"Với hành vi bắt bà giúp việc Phạm Thị Phương ăn phân trẻ, cơ quan chức năng cần phải truy tố thêm tội làm nhục người khác đối với chủ nhà Tuyết Minh".
Đó là khẳng định của Tiến sĩ - Luật sư Trần Đ́nh Triển, Trưởng văn pḥng Luật sư V́ Dân khi trao đổi với PV báo Giáo dục Việt Nam xung quanh những hành vi tàn nhẫn của bà chủ Tuyết Minh (trú tại Nhật Tảo, xă Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội) gây ra cho nạn nhân Phương (53 tuổi, quê Ứng Ḥa, Hà Nội).
Xuất phát từ những "lỗ hổng" của pháp luật
Theo TS - Luật sư Trần Đ́nh Triển, những hành vi hành hạ tàn nhẫn của bà chủ Tuyết Minh với bà giúp việc Phương là rất thương tâm nhưng đây không phải là trường hợp duy nhất đă từng xảy ra.
"Trước đây chúng ta đă thấy ở quận Thanh Xuân vụ việc một cháu bé bị chủ hàng phở hành hạ như thế nào, rồi trường hợp vừa qua ở tại Vũng Tàu xăm h́nh rết lên mặt người giúp việc. Đây là vấn đề mang tính thời sự, cần phải có sự điều chỉnh ngay", ông Triển cho hay.
Theo TS - LS Trần Đ́nh Triển, nguyên nhân của các vụ bạo hành người giúp việc có một phần do các lỗ hổng của pháp luật. (Ảnh: Internet).
![](http://giaoduc.net.vn/Uploaded/thanhchung/2012_01_08/hanhha_bandoc_giaoducvietnam_lohongcuaphapluat.jpg)
Cũng theo ông Triển, để xảy ra những vụ việc này là do nhiều nguyên nhân, trong đó: "Lâu nay chúng ta chưa có những qui định của pháp luật cụ thể để qui định rơ về yêu cầu và bắt buộc đối với chủ nhà khi sử dụng người giúp việc, là một người lao động là phải có kư kết hợp đồng.
Chỉ có kư kết hợp đồng mới thể hiện được quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động, cũng qui định kể cả mức lương và hành xử của đôi bên rơ ràng. Do đó giữa chủ nhà với người giúp việc lâu nay không hề có một ai kư kết hợp đồng", ông Triển nhấn mạnh.
Thêm đó, ông Triển cho rằng: "Khi thuê người giúp việc, người chủ nhà phải có trách nhiệm đăng kư tạm trú cho người giúp việc và bản thân họ đă tạm trú th́ họ có sinh hoạt với cộng đồng như một công dân tại đó. Đó là một cái lỗ hổng mà chúng ta chưa quản lư được. Mà thậm chí nhiều người lao động, bản thân giúp việc, ở trong một nhà chủ bị hành xử nhưng xă hội không biết ǵ cả và bản thân họ cũng không biết đâu để kêu, không có chỗ dựa.
Người lao động trong một cơ quan c̣n có công đoàn, thanh niên, phụ nữ... nhưng đối với người giúp việc trong gia đ́nh th́ họ không hề được tham gia bất cứ tổ chức nào cả, v́ vậy không ai đứng ra để bảo vệ quyền lợi của họ. Khi có sự việc xảy ra, thậm chí họ phải ngấm ngầm chịu đựng v́ đồng lương của họ, thậm chí họ bị đe dọa nếu bỏ việc.
Do đó, t́nh trạng hành xử với người giúp việc lâu nay mà xảy ra nhiều trường hợp đáng thương như vậy, đây là vấn đề bức xúc của xă hội mà pháp luật cần phải điều chỉnh ngay".
Cần phải xử lư thật nghiêm hành vi của chủ nhà
Liên quan đến những hành vi tàn nhẫn của bà chủ Tuyết Minh,dựa trên các căn cứ trong qui định của pháp luật, TS - Luật sư Trần Đ́nh Triển khẳng định:
"Với những hành vi của bà chủ nhà Tuyết Minh tại Kim Mă (Hà Nội)gây ra cho bà giúp việc th́ ở đây đă có đủ căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội cố ư gây thương tích và hành hạ người khác. Thứ hai với hành vi bắt người giúp việc ăn phân ở bỉm của cháu th́ ở đây phạm thêm một tội nữa là làm nhục người khác. Cần phải khởi tố hai tội đó. Việc khởi tố và bắt tạm giam đối tượng Minh của cơ quan công an quận Ba Đ́nh là hoàn toàn chính xác".
![](http://giaoduc.net.vn/Uploaded/thanhchung/2012_01_08/bachu-bandoc-giaoducvietnam-tratanosin_copy.jpeg)
Bà chủ Tuyết Minh tại cơ quan cảnh sát điều tra.
Thêm vào đó, theo quan điểm của ḿnh, Luật sư Triển cũng cho rằng: "Không những chỉ người chủ trực tiếp hành hạ mà những người trong gia đ́nh, đủ 18 tuổi, biết sự việc đó mà không can ngăn hoặc cố t́nh bao che th́ tùy theo tính chất, mức độ hành vi thế nào cũng cần khởi tố những người đó về tội che dấu tội phạm. Hoặc nếu có hành vi giúp sức hay cùng đồng t́nh với quan điểm hành hạ của người gây ra đó cũng cần phải khởi tố theo điều luật cố ư gây thương tích và làm nhục người khác với vai tṛ đồng phạm".
Cả về lư và t́nh đều có tội
Liên quan đến vụ việc này, trao đổi với PV báo GDVN, Luật sư Nguyễn Thị Hải Hương, Giám đốc Công ty Luật Khánh Minh (Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng, xét cả về lư và đạo đức, truyền thống dân tộc th́ những hành vi tàn nhẫn mà bà chủ Tuyết Minh gây ra cho bà giúp việc Phương đều có tội.
Luật sư Hương cũng nhấn mạnh, khi cơ quan CA truy tố theo tội cố ư gây thương tích thi cần phải trưng cầu giám định thương tích đối với nạn nhân Phương để có h́nh thức xử phạt thích đáng đối với chủ nhà Tuyết Minh.
"Nếu kết luận của giám định, với mức thương tích từ 11% trở lên th́ có thể truy tố theo tội danh cố ư gây thương tích được quy định cụ thể tại điều 104 Bộ luật h́nh sự",
Thành Chung
Giaoduc