Vạn Giă - làng chài bên chân sóng với hàng trăm căn nhà xập xệ nằm răm rắp dọc dài băi biển.
“Lệnh” của chính quyền địa phương cấm tuyệt đối không xây dựng mới, không sửa chữa, không chuyển nhượng... như cái gông “trói” người dân phải sống lay lắt, cam chịu tạm bợ trong suốt hơn bốn ngàn ngày, không được đầu tư hạ tầng, không xoá nhà tạm, không nước sạch, không xử lư môi trường rác rưởi...
![](http://www1.laodong.vn/Images/2011/12/31/Ti5301jpg-083107)
Do quy hoạch “treo”, hầu hết dân làng chài Vạn Giă ăn ở tạm bợ như thế này. Ảnh: Lưu Phong
Băi biển Vạn Giă cong cong như vầng trăng non, với nước trong xanh, với những hàng dừa xanh ngắt vươn ḿnh ra biển. Nơi đây nh́n ra vịnh Vân Phong đong đầy những đảo lô nhô; những ḥn Biệp, ḥn Dung, rạng Cỏ; những con thuyền rẽ sóng trong sắc nắng ban mai... trông như một bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, đẹp đến nao ḷng. Song, tôi như hụt hẫng, xót xa trước cảnh dân sống tạm bợ, trước mỹ quan, môi trường ở làng biển Vạn Giă bị “bức tử” đến thảm hại!
Rách nát
Sáng tháng chạp, dù trời bật nắng, nhưng gió biển thông thốc. Gió như muốn thổi tung những căn nhà nhỏ quá đơn sơ trên băi cát nằm choài ra biển. Cứ mỗi lần “trái gió” như vậy, những ngư phủ làng chài Lương Hải, Tân Mỹ ở dọc băi biển Vạn Giă lại vắt chân chạy như gà mắc tóc. Chạy để cột phên dừng, chạy để chằng neo cho “tổ ấm” tạm bợ của ḿnh khỏi... “bay” tả tơi.
Trước mặt tôi, một căn nhà trông xác xơ, liêu xiêu theo từng cơn gió giật. Nhà trông bề ngoài như... cái chuồng gà, chỉ rộng chừng 8 mét vuông đủ chừa lối đi vào và kê hai cái giường, c̣n nấu ăn ở ngoài trời. Nhà với vách dừng từng tấm cót, nhựa rách nát; mái tôn mục thủng để nắng dội, mưa dột.
Nhà thế đấy, vậy mà vợ chồng bà Dương Thị Tỉ (51 tuổi) cùng 3 đứa con cháu đă sống hơn 8 năm trời! “Mỗi khi mưa to, gió lớn, cả nhà phải d́u dắt nhau đi ăn nhờ ở đậu hàng xóm. Chồng đi phụ hồ bữa đực bữa cái, c̣n tui giặt quần áo và gánh nước thuê, chỉ đủ đắp đổi qua ngày, lấy đâu ra tiền làm nhà. Mà có tiền cũng đâu được quyền xây nhà ở đây hả chú!” - bà Tỉ tâm sự.
Ở dọc dài băi biển gần 1,5km, tôi đếm có vô số nhà từa tựa như nhà của bà Tỉ. Nhàu nhĩ và rách nát đến thảm hại. Nhà bà Hồ Thị Tải hư hỏng nhưng không được sửa chữa, nửa đêm sập, may mà người thoát chết. Trong căn nhà đă rệu ră, cột nọ xọ cột kia, xiêu vẹo, mái tôn thấp tè, rung bần bật theo gió, lăo ngư Nguyễn Thiện Thành (63 tuổi) vừa vă mồ hôi cột giằng, vừa ngửa mặt kêu trời: “Đất đai, nhà cửa của ḿnh nhưng ḿnh không được quyền tự chủ xây dựng cơ ngơi đàng hoàng để ở.
![](http://www1.laodong.vn/Images/2011/12/31/Ti2301jpg-083107)
Nhà bà Dương Thị Tỉ trông bề ngoài như cái... chuồng gà.
Tui tính đă có hơn bốn ngàn ngày phải sống lay lắt, chui rúc, ăn ở tạm bợ, ọp ẹp như vầy. Tui nghĩ tủi thân cái phận tuổi già...”. Khi mời tôi uống ly trà trước sân nhà “cát bay cát nhảy”, ông Thành bức xúc nói, từ năm 2000, chính quyền địa phương đă có thông báo quy hoạch khu vực ven biển Vạn Giă để xây dựng các công tŕnh công cộng nên không cho dân xây nhà. Đến tháng 8.2002, tất thảy các hộ dân ở đây lần lượt phải kư bản cam kết với UBND huyện, xă: “...
Giữ nguyên ranh giới và hiện trạng sử dụng đất. Tuyệt đối không thực hiện các hành vi sau đây: Xây dựng công tŕnh mới, sửa chữa các công tŕnh cũ, trồng cây lâu năm, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác... Nếu cố t́nh vi phạm th́ Nhà nước sẽ xử lư theo pháp luật!”. Sau đó, Tiểu ban giải phóng mặt bằng huyện Vạn Ninh đă lập biên bản kiểm kê nhà từng hộ dân để đền bù, giải toả. Nhưng rồi dân chờ dài cổ đến nay vẫn chưa được đền bù, giải toả và đành “ngậm bồ ḥn” cam chịu thiệt tḥi đủ thứ.
Không thiệt tḥi sao được, khi ngoài việc không được xây nhà, gần 300 hộ dân ở đây không được hưởng lợi các công tŕnh phúc lợi và các chính sách xă hội, không được vay vốn làm ăn, không xoá nhà tạm, không nước sạch... Và hễ bất cứ ai xây nhà để ở th́ ngay lập tức bị chính quyền địa phương ra tay cưỡng chế, tháo dỡ. Để rồi, cứ mỗi mùa đông đến người dân phải sống trong nơm nướp sợ hăi khi đối mặt với mưa băo, triều cường, nhà sập...
Giải thích về căn nguyên “treo” và “hành” đời sống của dân làng biển Vạn Giă trong suốt thời gian dài, ông Lê Hải Sâm - Chủ tịch UBND thị trấn Vạn Giă - cho hay: UBND thị trấn chỉ thực hiện theo đúng chủ trương chỉ đạo của tỉnh, huyện. Vấn đề “vướng” ở chỗ là đến nay vẫn chưa quy hoạch xây dựng được khu tái định cư ven biển cho dân. Và do kinh phí đầu tư nhỏ giọt theo từng năm, nên UBND thị trấn chỉ mới đền bù, di dời được 50 hộ dân đến các khu vực nằm rải rác ở g̣ Trường, đồng Láng, ruộng Đùi...
Nhếch nhác
Làng “treo” với bao hệ lụy nảy sinh thêm hệ lụy. Con người ta khi đă “buộc” vận vào ḿnh “chiếc áo rách nát” đến... bốn ngàn ngày, th́ họ chẳng c̣n hứng thú ǵ để ngó ngàng đến việc làm cho cuộc sống quanh ḿnh được xanh - sạch - đẹp và văn minh. Mà cũng phải thôi, ai cũng ăn ở tạm bợ, chen chúc nên chuyện sinh hoạt, vệ sinh thường ngày cũng nhếch nhác, bừa băi một cách vô tội vạ.
Họ vô tư xả thải, phóng uế ở ngay băi biển giữa thanh thiên bạch nhật. Để rồi chính họ hằng ngày phải “sống chung” với rác, hít thở mùi xú uế, mùi hôi thối nồng nặc. Đi qua từng khu dân cư nằm dọc dài băi biển gần 1,5km, tôi thật sự hăi hùng trước những “núi” rác chất chồng, rác và cả súc vật chết trôi bồng bềnh trên mặt nước.
Không chỉ thế, nơi đây c̣n là băi dịch vụ hậu cần để tập kết thức ăn phục vụ cho hơn 7.000 lồng nuôi tôm hùm ở vịnh Vân Phong. Mỗi ngày, hàng chục tấn thức ăn là hải sản hay ốc, hàu... được vận chuyển đến để bóc tách vỏ, rửa sạch rồi đưa lên thuyền chở đi. Tất nhiên, các loại vỏ hàu, ṣ thải ra đều đổ tràn lan ven bờ biển; và nước rửa thức ăn cho tôm bốc mùi tanh tưởi, ruồi nhặng bâu đến đen kịt. Ai đến nơi này cũng đều phải bịt mũi, miệng. Tôi có cảm giác không khí như bị nén chặt đặc quánh, như bức bách, như khó thở!
Lăo ngư Đặng Đ́nh Tang (75 tuổi, ở tổ khu phố 7 ven biển Vạn Giă) nói: “Dù những người lớn tuổi đă đứng ra vận động bà con bảo vệ môi trường ở nơi ḿnh đang sinh sống, nhưng dường như mọi người đều vô cảm, không có ư thức. Trong khi chính quyền địa phương th́ làm ngơ, chưa bao giờ thấy nhắc nhở dân làm vệ sinh. Những người già yếu, nhiều trẻ em ở ngay “rốn” rác này thường xuyên bị viêm mũi, viêm phổi, choáng, đau đầu...”. Băi biển vốn trong lành đến vậy, nhưng ở đây môi trường bị “bức tử” đến dơ bẩn, ô nhiễm nghiêm trọng.
Vẫn “treo”!
Làm việc với PV Lao Động, Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh Huỳnh Quang Vân bày tỏ bức xúc: Thực ra chính quyền địa phương cũng “đau đầu” trước t́nh cảnh bà con làng biển Vạn Giă đang phải sống tạm bợ, rách nát trong môi trường ô nhiễm như vậy. Cứ mùa đông đến, cả hệ thống chính trị của huyện, thị trấn phải vất vả lo pḥng, chống băo, triều cường, sạt lở phá hại khu dân cư ở đây.
Huyện thực hiện quy hoạch và mong muốn sớm lo cho dân được an cư lạc nghiệp ổn định, nhưng lực bất ṭng tâm. Bởi “đói” vốn đền bù, giải toả, xây dựng khu tái định cư nên huyện khó có thể cùng lúc di dời tất cả dân cư đi nơi khác! Để giải phóng tất cả 213 hộ dân (trong đó có nhiều gia đ́nh có 2-3 hộ ở) với xây kè, giải quyết ô nhiễm và chỉnh trang đô thị ven biển, cần kinh phí ít nhất khoảng 70 tỉ đồng.
Trong khi “túi” ngân sách huyện èo uột nên chưa biết lấy đâu ra ngần ấy nguồn vốn! Do vậy, huyện đang kiểm tra, kiểm kê lại toàn bộ dự án để phân kỳ đầu tư trong thời gian dài. Đặc biệt xúc tiến xây dựng khu dân cư phía bắc Cầu Huyện ở gần biển để tiện tái định cư cho dân sinh sống bằng nghề biển.
Trước mắt, huyện xin ư kiến tỉnh để cho phép dân ven biển Vạn Giă được sửa chữa, làm nhà cấp 4 để ổn định nơi ở. Đồng thời chỉ vận động, khuyến khích hộ nào muốn di dời đi nơi khác th́ đăng kư, huyện xem xét giải quyết, chứ không dám hứa là khi nào mới giải toả được khu dân cư này...!
Vậy là dự án quy hoạch di dời dân làng biển Vạn Giă vẫn tiếp tục “treo” kéo dài trước biển. Và không biết bao giờ dân mới thoát khỏi cảnh sống thiếu thốn, tạm bợ và hiểm nguy đến tính mạng khi xảy ra triều cường, băo biển?
Lưu Phong/laodong