Đám cưới linh đ́nh với hàng chục người phân công nhau người đồ xôi, người mổ lợn, người giết gà, tiếng lợn kêu gà quác oang oác cả một góc xóm. Đèn đuốc sáng choang soi rơ 100 mâm cỗ được bày la liệt trong nhà, ngoài sân, thậm chí hết chỗ th́ trải chiếu bày ra cả ngoài vườn. Chỉ có điều lạ, không thấy thực khách nào tới dự, mà chủ tŕ hôn lễ là một ông thầy mo lầm bầm khấn vái.
Đó là đám cưới được tổ chức cho một chàng thanh niên tâm thần se duyên cùng… “ma nữ ngụ gốc cây đại” tại Đội 1, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Ḥa B́nh.
Con tâm thần, mẹ khốn khổ
Chuyện đă xảy ra cách đây hơn 10 năm nhưng hậu quả đến giờ th́ vẫn chưa chấm dứt. 3 cha con một gia đ́nh ngụ tại địa chỉ nêu trên khi đi phát rẫy làm nương đă chặt một cây đại cổ thụ làm lộ ra nền miếu cổ. Từ đó, gia đ́nh ông liên tục gặp hoạn nạn, ba bố con lần lượt phát điên, người chết thảm khốc v́ tai nạn, người quặt quẹo sống qua ngày. Có người bảo do bố con chặt cây đại nên “hồn ma cây đại báo oán”.
Bà Trần Thị Nga (SN 1945, ngụ địa chỉ nêu trên), người mẹ bất hạnh trong gia đ́nh có 3 người bị tâm thần gặp nạn cho biết, năm 1968 ông bà từ vùng quê chiêm trũng Ư Yên (Nam Định) lên nông trường Cao Phong xin làm công nhân nông trường. Bà Nga được phân công làm cô nuôi dạy trẻ. Người chồng làm công nhân sản xuất nông trường. Ông bà lần lượt có với nhau 5 mặt con. Cuộc sống yên lành của vợ chồng nơi nông trường cứ êm đềm trôi qua. Các con đều ngoan ngoăn, ngoài giờ đi học lại lao động phụ giúp cha mẹ rồi lần lượt theo chân cha mẹ làm công nhân nông trường.
“Đùng một cái”, những ngày đầu năm 1995, người con trai thứ 2 trong nhà phát bệnh tâm thần, lúc cười, lúc nói vô cớ, có khi bỏ đi vài ba ngày. Ông bà phải đưa con về tận Bệnh viện tâm thần Trung ương ở Thường Tín (Hà Tây, nay là Hà Nội) để chạy chữa. “Thế nhưng bệnh t́nh đă không thuyên giảm mà mặt nó c̣n to như cái cối”, bà nhớ lại. “Có bệnh th́ vái tứ phương”, có người nói bà phải “đi xem xét t́m thầy cao tay thế nào, biết đâu gặp thầy, gặp thuốc cháu lại khỏi”. Từ đó cứ nghe nói đâu có thuốc hay, thầy giỏi là bà lại lên đường.
|
Bà Trần Thị Nga. |
Một lần như thế bà lặn lội vào tận vùng Kinh Bôi (Ḥa B́nh) nhờ thầy mo chữa bệnh cho con. Sau khi kể lại bệnh t́nh của con, ông thầy mo nói con bà bị “ma nhập” và chỉ 3 ngày là sẽ đuổi được “con ma” đi, đồng thời dặn ḍ bà về mua sắm những thứ thầy mo cần.
Cưới vợ “ma” th́ sống, cưới vợ thật th́… chết
Đúng ngày giờ đă hẹn, vị thầy mo t́m đến làm lễ. Ngày thứ nhất, sau khi “triển khai bùa pháp”, “con ma” là đứa con tâm thần bị nhốt riêng trong nhà. Ngày thứ hai, vị thầy mo bắt đầu đánh “con ma” bắt nó phải hiện nguyên h́nh. Người ta kể lại người con trai thứ hai của bà Nga khi ấy đă khóc lóc van xin thầy mo. “Nó nói nó là một cô gái, do chết thảm nên hồn chưa siêu thoát được, nó xin một bữa cơm rồi đi ngay”, bà mẹ thuật lại. Bà Nga nấu một nồi cơm ba ống gạo (khoảng 2,7kg) mang lên, có cả rượu thịt… nhưng “con ma” chỉ ăn cơm. “Nhoáng một cái con trai tôi đă ăn hết, mà lúc b́nh thường chỗ gạo ấy phải nấu cho cả nhà”, bà nói.
Trước khi đuổi “con ma” ra khỏi con trai bà, thầy mo dặn ḍ: “Khi nào mở cửa con trai bà sẽ bỏ chạy. Cứ đuổi theo nhưng đừng bắt, đợi cho đến lúc vấp ngă th́ đưa về”. Ngày thứ ba, ông thầy pháp mở cửa và anh con trai bà cứ thế cắm đầu, cắm cổ chạy. Mấy người thanh niên bà nhờ phải chạy đuổi theo ra tận bờ suối th́ anh con trai mới vấp ngă bất tỉnh. Mọi người xúm lại khiêng về. Bệnh t́nh đứa con có đỡ hơn thật, nhưng cũng chỉ được hơn một tháng th́ con trai của bà phát bệnh trở lại. Bà đến nhờ thầy mo hôm trước nhưng thầy đă “bó tay chịu trói”: “”Con ma” ấy “công lực cao cường” lắm. Tôi xin thua!”.
Bà mẹ thương con không chịu thua, lại lặn lội lên tận vùng Đà Bắc t́m một thầy mo khác. Thầy này nói con bà muốn thoát khỏi bệnh không c̣n cách nào khác là phải làm lễ cưới “con ma” đó làm vợ. Đám cưới “có một không hai” này bắt nguồn từ đó. “Mặc dù trong nhà không có tiền, nhưng thấy thầy nói vậy nên tôi phải đi vay mượn khắp nơi để cưới vợ cho con lấy người âm. Chẳng biết có ma tà ǵ không, chỉ mong muốn con ḿnh khỏi bệnh là được rồi các cô chú ạ”, bà Nga thuật lại.
Hàng chục năm đă qua, người dân huyện Cao Phong vẫn rùng ḿnh kinh hăi khi nhớ về đám cưới “độc địa” đó. Dù là đám cưới với “người âm” nhưng không khí cũng tấp nập chẳng kém ǵ đám cưới b́nh thường, người đồ xôi, người giết lợn, làm thịt gà… để làm 100 mâm cỗ được bày la liệt khắp trong nhà, ngoài sân. Có điều khác là đám cưới được tổ chức ban đêm, không loa đài, phông bạt, ông bà cũng chẳng dám mời ai, chỉ có người nhà chứng kiến và thầy mo lập đàn làm lễ và đặc biệt nhất ở điểm đám cưới không có cô dâu.
Đúng 12h đêm, đèn nến được thắp sáng choang, thầy mo tiến hành lễ cưới cho người trần với “người âm”. Chỉ thương người mẹ già trong lễ cưới phải làm theo “chỉ đạo” của thầy mo, tốn kém, nhọc nhằn, lo lắng mà không có được cô “con dâu” b́nh thường như những bà mẹ khác, nh́n “chú rể” là thằng con tâm thần lảm nhảm lúc cười lúc khóc mà thương. Làm cỗ đă khổ, “tiêu thụ” cỗ c̣n khổ hơn. 100 mâm cỗ cho 600 thực khách “ma”, người trần “hưởng sái” không xuể. Sáng hôm sau, họ hàng nhà bà lại phải mang cỗ đi chia cho khắp cả khu. Nhiều người dân ghê sợ chẳng dám ăn, nhận để bà vui ḷng rồi len lén hắt ra ngoài vườn v́ “ai dám ăn đồ của ma?”.
Kỳ lạ thay, theo lời các nhân chứng, sau “đám cưới ma”, con bà đang điên 10 phần cũng đỡ được 7 – 8 phần, có thể tiếp tục làm việc được. Thời gian trôi mau, không c̣n ai nhắc đến câu chuyện đó nữa. Ông bà cưới vợ cho người con có tiền sử bệnh tâm thần. Đám cưới với cô dâu thật không “hoành tráng” như đám cưới với “ma” nhưng cũng đầy đủ lễ nghi. “Vợ chồng nó cũng chịu thương, chịu khó bảo ban nhau làm ăn”, bà ứa nước mắt nhớ lại.
Định mệnh bất hạnh vẫn chưa buông tha gia đ́nh bà. Ít năm sau ngày cưới vợ “thật”, chàng trai có tiền sử bệnh tâm thần trong một buổi tối khi sang nhà bà chơi, khi đi qua Quốc lộ 6 gặp tai nạn bị chiếc xe tải tông chết không toàn thây. Người chết không chỉ để lại vợ dại, con thơ mà c̣n để lại những ám ảnh kinh hoàng với gia đ́nh, với người mê tín trong khu vực. Người ta đồn: “V́ con bà đă cưới ma làm vợ nên khi cưới vợ thật th́ nó ghen, nó bắt đi, chết là đúng rồi c̣n ǵ”.
“Ma giữ của” báo thù
Chẳng cần đi t́m bi kịch trong tiểu thuyết, người ta có thể t́m thấy bi kịch trong đời sống thực. Những chuyện đen đủi trong cuộc đời, cuộc sống của những người gia đ́nh bà Nga là một ví dụ. Bất hạnh chất chồng lên bất hạnh khi từ ngày con trai mất, ông chồng bà cũng trở nên ngơ ngẩn, lúc khôn lúc dại. Một thời gian sau nữa th́ anh con trai thứ 3 cũng phát bệnh, nhất là vào tháng 9 hàng năm. Trong lúc nửa tỉnh, nửa mơ ông kể lại cho bà biết trong một lần 3 bố con ông tranh thủ ngày nghỉ, lên đồi phát rẫy làm nương đă chặt một cây đại cổ thụ (cây bông sứ theo cách gọi trong Nam, loại cây người ta hay trồng ở đ́nh, chùa, miếu…) trên khu đất khai hoang. Chặt cây xong mới bàng hoàng phát hiện cây đại mọc trong nền một ngôi miếu cổ lớn khoảng bằng 2 chiếc chiếu.
Đem lời của ông chồng lảm nhảm đến gặp những bậc “trưởng lăo” trong làng, bà mới biết trong thời kỳ thực dân Pháp chiếm đóng, chúng chiếm vùng Cao Phong lập đồn điền, trang trại. Khu vực này thuộc quyền quản lư của một tên Tây đen. Dân gian đồn đại rằng tại đây, tên Tây đen cho lập một ngôi miếu thờ, chúng c̣n bí mật cho bắt một cô gái Mường trẻ đẹp, đổ xi – măng vào chân, không cho ăn uống, chỉ để ngậm sâm cho đến chết.
Người con gái đó khi chết đă trở thành “ma giữ của” cho chúng. Sau năm 1954, ḥa b́nh lập lại ở miền Bắc, tên Tây đen đă phải cuốn gói theo bọn quan thầy về nước, ngôi miếu cũng bị phá hủy, theo thời gian không ai c̣n biết vị trí ngôi miếu ở nơi nào nữa cho tới khi chồng con bà trong lúc khai hoang phát hiện ra. Câu chuyện “ma giữ của” th́ chỉ là truyền thuyết, nhưng ngôi miếu th́ rơ ràng là đă có thật.
Những người trong nhà lần lượt phát điên khiến gia tài khánh kiệt. Trước đây, gia đ́nh ông bà cũng thuộc những gia đ́nh có “của ăn của để” ở khu vực. Năm 1985, ông bà đă xây dựng được ngôi nhà ba gian lợp ngói và một khu vườn rộng trên 3000m2 trồng các loại cam, nhăn, hồng,... cách đường quốc lộ 6 chưa đầy 50 mét. Nhưng từ ngày chồng con bị bệnh, mọi tài sản trong gia đ́nh lần lượt “đội nón ra đi”. “Nếu như là các bệnh khác th́ nó ra một nhẽ. Đằng này bị điên dại th́ chẳng biết thế nào, cứ nghe ở đâu có thầy hay, thuốc tốt là tôi lại lặn lội đi t́m, mời cho bằng được nên “tiền tấn” cũng hết”, bà nói. Có người độc miệng c̣n bảo bên chồng nhà bà có gen di truyền, nên cô con gái ngoài 30 tuổi mới có người xin cưới hỏi. Thế nhưng về nhà chồng chẳng được bao lâu, do không chịu được cảnh gia đ́nh chồng ch́ chiết: “Nhà mày có cái giống điên”, cô đành bỏ chồng bế con thơ về nhà bố mẹ đẻ ở.
Người phụ nữ vượt qua lời nguyền ma quỷ
“Không tin là có ma nhưng trước những vận đen liên tục giáng xuống gia đ́nh và sức người không thể chống đỡ được số phận, tôi cũng phải nghe theo mọi người “có thờ có thiêng, có kiêng có lành””, bà Nga nhớ lại. Bà “chuộc lỗi” cho chồng con bằng cách lập miếu thờ trong khuôn viên vườn ngay phía sau nhà. Đó là kết quả từ lời “xúi” sau khi những tai ương xảy ra: “Nếu mày muốn giữ được chồng con th́ phải lập miếu thờ, mời “ông bà” lên trông nhà và coi chồng con cho, không th́ chúng nó “đi” hết”. Cực chẳng đă, bà phải xây miếu, lập điện thờ, hàng ngày hương khói cầu mong cho chồng con bệnh tật thuyên giảm.
Với mong muốn lư giải những sự t́nh cờ kỳ lạ trong câu chuyện, chúng tôi đă t́m đến ông Trịnh Ngọc Năm, Đội trưởng đội 1 của nông trường (người quản lư chung trong khu vực ngày xưa, nay đă nghỉ hưu) để hỏi thực hư sự việc. Ông Năm sau một hồi suy ngẫm th́ lắc đầu thương cảm: “Không rơ ma tà như thế nào, nhưng những sự việc như đám cưới “ma” và chuyện phát hiện ra nền miếu cổ là có thật. Hoàn cảnh của gia đ́nh ông bà ấy thật đáng thương. Vợ chồng, con cái đều thật thà, chất phác, chăm chỉ làm ăn thế nhưng cuộc đời lại gặp nhiều bất hạnh. Bà con trong khu dân cư ai cũng luôn đồng cảm chia sẻ với những điều gia đ́nh ông bà ấy gặp phải. Đó cũng là niềm an ủi lớn nhất cho gia đ́nh”.
Chúng tôi t́m lên khu nền miếu cổ mà 3 bố con phát điên khi làm rẫy đă phát hiện ra. Sau nhiều khúc cua ṿng vèo, nền miếu hiện ra trên một đỉnh đồi nơi có khu đất tương đối bằng phẳng, có những phiến đá h́nh thù kỳ lạ. Tại vị trí nền miếu xưa, nay đă được người dân đóng góp tiền xây dựng nên một ngôi miếu mới, trở thành nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của một số người dân trong khu vực ngày rằm, mùng một lên thắp nhang cầu mong cho gia đ́nh b́nh an, mạnh khỏe.
Bà Nga nghẹn ngào khóc: “Nếu có ma th́ ma tà ǵ mà tàn độc với người hiền lương đến thế. Tôi chỉ tin đó là những tai nạn t́nh cờ chứ không phải ma quỷ”. Nỗi đau, nỗi bất hạnh có lẽ đă lặn sâu vào trong người phụ nữ này khiến mái tóc bà bạc trắng. Từng cả tin nghe theo lời thầy mo tổ chức đám cưới “ma” hoành tráng mà vẫn mất con, chịu đựng nỗi đau gia đ́nh “ma ám” hàng chục năm nay, khi nỗi sợ đă đi qua th́ có lẽ nghị lực phải sống trong bà mẹ này đă trỗi dậy, vượt qua mọi lời nguyền về ma quỷ nhảm nhí.
Bà lăo dụi mắt, đứng phắt dậy khi có tiếng người hàng xóm gọi dưới chân đồi: “Bà Nga ơi, thằng con bà đang đội mũ bảo hiểm cho… chó, bế chó lên xe đạp chở đi ḱa, bà đưa nó về nhà đi”. Bà chia tay chúng tôi: “Các chú thông cảm, tôi phải chạy đi đưa em nó về nhà, kẻo không lại đen đủi gặp tai nạn như thằng anh nó th́ khổ”.
(Theo Pháp luật & Thời đại)