Mỹ, Israel và Iran cùng chờ đợi bản báo cáo của IAEA về chương tŕnh vũ khí của nước Cộng ḥa Hồi giáo với những thái độ hoàn toàn khác nhau.
(ĐVO) Những chi tiết được tiết lộ trong công bố sắp tới trong tuần này của tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về chương tŕnh hạt nhân của Iran được cho sẽ cung cấp bằng chứng về việc Tehran đang rất quyết tâm trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân.
Một lần nữa, ngay lập tức câu hỏi trên các phương tiện truyền thông và giới ngoại giao đă được đưa ra: Có phải một cuộc tấn công do Mỹ hậu thuẫn của Israel chống lại Iran sắp diễn ra?
Nhiều người cho rằng Israel sẽ sử dụng những chứng cứ trong bản báo cáo của IAEA để ép cộng đồng quốc tế phải nghiêm khắc hơn đối với chương tŕnh hạt nhân của Iran và cảnh báo rằng họ sẽ tấn công nếu cộng đồng quốc tế không khuất phục được Iran.
Ba nhà lănh đạo của Iran, Israel và Mỹ đang chờ đón bản báo cáo của IAEA với tâm trạng khác nhau.
Hiện tại, Trung Quốc và Nga yêu cầu phải giữ bí mật các chi tiết trong bản báo cáo. Theo các chuyên gia, họ sẽ phản đối bất cứ một đề xuất quá khích hoặc biện pháp cấm vận nào được đưa ra tại Liên Hợp Quốc.
Dựa vào t́nh h́nh thực tế, Israel có thể sẽ tự phát động tấn công bất chấp sự phản đối từ phía đồng minh thân cận nhất là Mỹ. Nếu nh́n vào quá khứ đen tối và lịch sử gắn liền với chiến tranh của Israel, quốc gia Do Thái sẽ hành động khi phải chịu sức ép quá lớn về an ninh.
Tuy nhiên, trước khi tiến hành một cuộc tấn công, lănh đạo nhà nước Do Thái cần cân nhắc 5 yếu tố:
1. Kết cục bi thảm phía trước
Tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran được ví như việc cắt cỏ: Nếu không diệt tận gốc, cỏ sẽ mọc trở lại. Tuy nhiên, gần như chắc chắn là không có một chiến dịch không kích nào có thể hủy diệt toàn bộ những cơ sở và kho nhiên liệu hạt nhân của Iran.
Quốc gia hồi giáo này sở hữu nhiều cơ sở kiên cố ở những địa điểm bí mật rất khó bị tấn công. Thậm chí ngay cả khi chiến dịch quân sự có thể tiêu diệt hoàn toàn khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân của nước này. Iran có thể tập trung toàn lực đầu tư và phục hồi sản xuất chỉ trong ṿng từ 2 tới 3 năm.
Iran có các cơ sở hạt nhân bí mật và kiên cố, rất khó bị tiêu diệt.
Tự bảo vệ ḿnh sau đó sẽ trở thành nguyên tắc có hệ thống trong chương tŕnh hạt nhân của Iran, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều quốc gia Trung Đông và trên toàn thế giới.
Các chuyên gia đề xuất Israel sẽ tấn công Iran “theo định kỳ” 18 tháng một lần. Nếu trường hợp này xảy ra, Israel và Iran sẽ ở trong trạng thái đối đối đầu thường trực và Trung Đông sẽ bị nhấn ch́m trong biển lửa.
2. Không ai có thể ngăn chặn Iran có vũ khí hạt nhân
Trên thực tế, các quốc gia có một cảm giác mất an toàn và đặc quyền như Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên, và thậm chí Israel – đều đang phát triển vũ khí hạt nhân một cách bí mật. Iraq và Syria cũng không là ngoại lệ.
Iran, trước cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, cũng theo đuổi chương tŕnh hạt nhân và sức mạnh quân sự, và dù chế độ chính trị thay đổi, những người lănh đạo mới càng quyết tâm theo đuổi mục đích này.
Ngay cả khi Iran đă trở thành quốc gia dân chủ trong mắt phương Tây, những ư niệm và tham vọng về chủ quyền lănh thổ vẫn có thể thúc đẩy nước này phát triển năng lực hạt nhân.
Một cuộc tấn công quân sự của Israel làm mọi thứ tồi tệ, thậm chí hợp pháp hóa quyền sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran.
Không có cách nào để đoàn kết một dân tộc tốt hơn là việc khơi gợi chủ nghĩa dân tộc và biến kẻ thù nước ngoài trở thành quỉ dữ. Khi tấn công Iran, Israel sẽ là mục tiêu của bộ máy tuyên truyền của Iran trong toàn thế giới Arab.
3. Mỹ sẽ phải trả giá đắt
Khi một quốc gia thực hiện hành động với độ rủi ro cao, những nhà lănh đạo cần phải trả lời được hai câu hỏi: Liệu có thành công hay không? Cái giá phải trả là ǵ?
Khi mối đe dọa đối với Israel tăng lên, các quan chức Mỹ vẫn phải coi trọng sức nặng của 2 câu hỏi trên.
Với tư cách là một quốc gia văn minh, cả thế giới tin rằng Iran sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân v́ họ không muốn bị Mỹ và Israel hủy diệt hoàn toàn.
Eo biển Hormuz nhỏ bé chiếm giữ tới 40% lượng dầu vận chuyển bằng đường biển sẽ là một vũ khí quan trọng của Iran.
Hơn nữa, Iran nắm giữ những quân bài quan trọng có thể làm cho nều kinh tế Mỹ phải “lao đao” và đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới này vào vũng lầy suy thoái.
Nếu Iran tạm thời phong tỏa tuyến hàng hải nhộn nhịp qua eo biển Hormuz (con đường vận chuyển 40% lượng dầu mỏ của thế giới) sẽ đẩy nền kinh tế “mỏng manh” mới hồi phục của Mỹ gánh chịu giá dầu mỏ tăng vọt. Nền kinh tế toàn cầu cũng có khả năng bị kéo theo vào cơn lốc giá dầu và kết thúc trong thảm họa.
Iran cũng có thể đẩy mạnh hoạt động phá hoại tại Afghanistan và Iraq, khiến t́nh h́nh an ninh tại các quốc gia láng riềng này trở nên hỗn loạn.
Hiện tại, Mỹ phải đối mặt với sự nổi dậy của al-Qaeda do người Sunni ủng hộ tại chiến trường Iraq. Nếu kéo cả Iran – quốc gia có người hồi giáo Shitte chiếm đa số vào cuộc chiến, Mỹ sẽ phải hứng chịu cơn thịnh nộ của cả thế giới Hồi giáo.
Nếu nói về khả năng quân sự, Iran khó có thể ảnh hưởng tới châu Mỹ nhưng trong khu vực vùng vịnh Ba Tư, Bahrain, Trung Đông, Bắc Phi…là đáng kể. Và họ “có thừa” khả năng phát động một cuộc thánh chiến chống lại các lợi ích của Mỹ và Israel tại đây.
4. Tấn công quân sự sẽ “nâng tầm” ảnh hưởng của Iran
Cấm vận không bao giờ có thể ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng đă cô lập hóa quốc gia Hồi giáo này. Một vụ tấn công do Israel thực hiện sẽ phá bỏ đi sự cô lập kể trên và mang lại nhiều tác dụng xấu, đặc biệt trong thời điểm thế giới Arab đang rối loạn bởi các cuộc biểu t́nh như hiện nay.
Nhắc lại lịch sử về cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, Tổng thống Mỹ lúc đó – George H.W.Bush phải cố gắng hết sức để ngăn không cho Israel trả đũa khi tên lửa Scud của Iraq tấn công nước này.
V́ nếu Israel trả đũa th́ cuộc chiến Iraq - Kuwait sẽ trở thành cuộc đối đầu giữa Israel và thế giới Arab. Trong t́nh huống hiện nay, kịch bản tương tự đang tái diễn.
Lịch sử đă chứng minh điều đó, Iraq đă rơi vào t́nh thế một ḿnh chống lại cộng đồng quốc tế và nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Một liên minh toàn cầu gồm 34 quốc gia đă sẵn sàng chiến đấu với chế độ Saddam Hussein.
Theo các chuyên gia, nhiều quốc gia Arab sẽ “vui vẻ” nếu Iran bị kiềm chế và suy yếu nhưng một vụ tấn công trực tiếp của Israel sẽ để lại một “đống lầy” mà Mỹ phải vất vả dọn dẹp. Bởi thế giới Hồi giáo bị cuốn vào ư nghĩ về sự hiếu chiến của Israel và “tiêu chuẩn nước đôi” của Mỹ.
5. Nếu Israel tấn công, Mỹ sẽ buộc phải nhảy vào cuộc
Nếu Israel tấn công, chắc chắn những lợi ích của Mỹ tại Trung Đông sẽ bị tổn hại. Do vậy, chính phủ Iran luôn tin rằng Mỹ sẽ không thể đứng nh́n khi người bạn Israel hành động.
Nếu không trực tiếp đánh Iran, Mỹ cũng sẽ phải trợ giúp Israel chống lại sự tấn công từ Hezbollah từ Lebanon và Hamas từ Palestine.
Vào thời điểm hiện tại, khi uy tín của Mỹ trên trường quốc tế đang ở trạng thái thấp và dính vào 2 cuộc chiến chưa t́m thấy chiến thắng, Mỹ không muốn tham dự có chiến tranh với một quốc gia Hồi giáo nữa với khả năng quân sự và sức mạnh vượt trội.
Quang An (theo Foreign Policy)