Người Việt ở Houston - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 09-18-2011   #1
saigon75
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
saigon75's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 72
saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2
Default Người Việt ở Houston

Nói chung, vật giá ở Houston rẻ hơn những nơi khác, công ăn việc làm nhiều, rất dễ sống. Những năm trước, khi kinh tế c̣n phồn thịnh, phải nói thu nhập mọi người rất dồi dào.

Tôi chỉ là một người đàn bà nội trợ, tuy nhiên với tuổi đời khá cao, chứng kiến đủ mọi cuộc bể dâu của một dân tộc, cũng như với thời gian hơn 30 năm trải dài ở xứ người, tôi tin cái nh́n của tôi về cuộc sống cũng có chút thú vị riêng của nó!

Tôi không dám tản mạn xa gần, và khuôn khổ một đoản văn như bài viết này cũng không thể nói lên được đầy đủ tất cả, cho nên tôi chỉ "khái lược" một vài khía cạnh mắt thấy tai nghe về cộng đồng người Việt đang sinh sống ở Houston, Mỹ, để xin chút th́ giờ của quư vị.

Houston là một vùng đất tập trung người Việt Nam nhiều thứ hai ở Mỹ sau California. Nhờ địa h́nh, đất đai rộng lớn chưa khai phá hết, nên so với California th́ đất đai ở đây phải nói là rẻ mạt, do đó vấn đề nhà cửa, nơi ăn chốn ở, không phải là mối lo của mọi người. V́ đất rẻ, nên nhà cửa ở đây vừa túi tiền cho bất cứ ai, từ giàu tới nghèo. Bạn là dân HO mới qua ư? Lớn tuổi thu nhập ít? Bạn vẫn có thể mua một căn chung cư khiêm tốn vài ba pḥng ngủ che nắng che mưa, với giá chỉ hai - ba chục ngàn đô la, hoặc ít hơn.

Nếu bạn khá giả, có tiền th́ càng dễ, những căn hộ sang trọng hơn, từ vài ba trăm ngàn tới vài triệu đô la cũng không thiếu, từ thấp lên cao, đều có đủ để phục vụ nhu cầu của bạn (không đẹp không ăn tiền).

Ở đây người Việt đùm bọc nhau, có những khu chung cư chỉ toàn người Việt sinh sống, như làng Thái Xuân, làng Tre... Ở đó mỗi căn hộ giá chỉ có vài ngàn tới không quá 20 ngàn, như những xóm nhỏ ở Việt Nam, có dịch vụ cơm tháng, cắt tóc, thợ may, đau yếu có nhân viên tiệm thuốc đem tới tận nhà.


Có nhiều hội bô lăo có trụ sở, giúp người già họp mặt giải trí, hoặc tổ chức đi tham quan du ngoạn, cung cấp những bữa ăn miễn phí, cố vấn về y tế, sức khoẻ... Có nhiều chương tŕnh, công ty phục vụ y tế tại gia do người Việt làm chủ, tới tận nhà để chăm sóc giúp đỡ các cụ già neo đơn... Tất bật làm ăn, buôn bán xa gần, nhưng cuối tuần ai cũng tụ về trung tâm người Việt để đi chợ mua sắm, ăn uống, gặp gỡ.

Nếu cuối tuần rảnh không làm ǵ, th́ bạn hăy ghé vào Lee's sandwiches làm một ly cafe, ngồi nhâm nhi một lát, bảo đảm, bạn sẽ gặp không ít những bạn bè quen, vẫy tay chào hỏi thân t́nh, hoặc xà lại ngồi chung, tám chuyện cho vui.

Các cụ ông th́ tụ lại đánh cờ, có ông nhíu mày, nhăn mặt, trông suy tư, động năo ra phết. C̣n các cụ bà th́ cùng con cái đi chợ, đi ăn, hoặc muốn th́ đi chùa, làm công quả. Vui với bạn già, thanh thản trong sự thanh tịnh của nhà chùa. Tới chiều hoặc theo giờ hẹn, con cái sẽ tới đón các cụ ông, cụ bà, cùng về.

Ở chùa, hoặc nhà thờ cũng có mở nhiều lớp dạy tiếng Việt, nên vào cuối tuần trẻ em cũng hay được cha mẹ gởi tới chùa và nhà thờ để sinh hoạt tôn giáo và học tiếng Việt.


C̣n người chết th́ cũng ấm cúng lắm, có nhà quàng Vĩnh Phước, nhà quàng Thiện Tâm lo lắng chu đáo theo phong tục người Việt, hoa được đem đến tặng đầy pḥng. Tùy theo tín ngưỡng, bạn sẽ được Cha, hoặc sư thầy ở chùa và hộ niệm tới đưa bạn ra đi ấm áp với câu kinh, tiếng kệ.

Nếu người chết không có thân nhân, tiền bạc? Không sao, nhà quàng vẫn chu đáo, sau đó kêu gọi đồng hương đóng góp giúp đỡ, nghĩa tử là nghĩa tận. Bằng cách nào th́ người chết vẫn rất được tôn trọng và ấm áp ra đi.

Trên đường ra nghĩa trang, đoàn xe tang sẽ được 4-5 cảnh sát cưỡi môtô hộ tống, thay phiên nhau cản xe, và chặn các ngă tư đường, để giữ đoàn xe tang được đi liên tục, không đứt quăng.

Ở Mỹ, mọi người có thói quen ra đường gặp đám tang, không cần biết người chết là ai, những xe chạy trên đường thường tự động ngừng lại, tránh vào lề, nhường đường để tỏ ḷng tôn trọng người chết.

Không phải nói quá, đóng cửa trong nhà th́ không biết ra sao, chứ nơi công cộng, văn hóa ứng xử của người Mỹ thật đáng cho ta học hỏi.

Houston:

- Có nhiều khu phố tập trung làm nơi sinh hoạt của người Việt Nam, nhưng đông đúc nhất là những dăy phố trải dài trên đường Bellaire phồn thịnh, mà những căn phố, hay những ṭa nhà đồ sộ ở nơi này đều do người Việt mua đứt, làm chủ.

- Có hệ thống nhà hàng Kim Sơn danh tiếng, có nhiều hệ thống siêu thị bán thực phẩm vĩ đại (như Hồng Kông), rất nhiều văn pḥng bác sĩ, nha sĩ, luật sư Việt Nam nổi tiếng, mà thân chủ không ít là người ngoại quốc xếp hàng chờ trực.




- Có vài đài truyền h́nh, có dăm ba đài radio lớn phát sóng thường xuyên phục vụ cộng đồng, có nhiều hội ái hữu đồng hương để gặp gỡ sinh hoạt.

- Có nhiều báo ngày, báo tuần, báo tháng... phục vụ đồng hương miễn phí.

- Có hội văn hóa khoa học, hàng năm tổ chức vinh quy bái tổ, khuyến khích, vinh danh cho những con em đạt được thành tích xuất sắc.

Có nhiều nữa, không thể kể hết.

Đấy, nhiều sinh hoạt hữu ích, nhiều sắc màu của cuộc sống lắm, không lẻ loi, cô đơn đâu bạn ơi...

Người Việt ḿnh ở đây, đa số làm ăn hoà nhập với người bản xứ, nghĩa là sống trải rộng, buôn bán làm ăn trực tiếp đủ mọi ngành nghề, chủ yếu phục vụ người ngoại quốc, từ tiệm tạp hoá, tiệm móng tay, sửa xe, tiệm giặt ủi, nhà hàng, cây xăng... trải rộng từ hang cùng ngỏ hẽm, tới những khu sang trọng. Người Việt có mặt trên từng cây số, và không thể phủ nhận sự thành công vẻ vang của họ.

Cũng như tiểu bang Cali nổi tiếng về điện tử, th́ Houston nổi tiếng với kỹ nghệ dầu hỏa, với nhiều hăng dầu vĩ đại. Bên cạnh cũng có nhiều hăng về kỹ nghệ tin học, như hăng HP chuyên sản xuất máy tính danh tiếng, mà nếu có dịp bước chân vào, bạn sẽ thấy nhân viên người Việt từ sếp lớn, sếp nhỏ chiếm đa số. Những ngành này cung cấp được nhiều công ăn việc làm cho người bản xứ và người Việt ta đă thừa cơ hội chen chân vào hưởng phước cũng khá nhiều.


Tính sơ về hăng tiện (phục vụ cho kỹ nghệ dầu hoả), có khoảng 2.000 hăng lớn nhỏ do người Việt làm chủ. Mấy năm nay xăng dầu trên thế giới khủng hoảng lên giá, nên sản xuất tăng vọt, công nhân tha hồ làm thêm giờ, và các ông chủ th́ trúng lớn, góp thêm nhiều tên Việt Nam trong danh sách những triệu phú ở Mỹ.

Nói chung, vật giá ở Houston rẻ hơn những nơi khác, công ăn việc làm nhiều, rất dễ sống. Những năm trước, khi kinh tế c̣n phồn thịnh, phải nói thu nhập mọi người rất dồi dào, bên cạnh làm ăn nuôi dạy con cái, họ c̣n đầu tư chỗ này, chỗ kia, nên sau vài chục năm, đa số dân Việt Nam ở đây ai cũng có của ăn của để.

Khác với dân bản xứ không có thói quen dành dụm, do cả đời được sống trong nhung lụa, được chính phủ bao bọc triệt để, nên họ rất vô tư, ăn xài thoả thích, không cần biết ngày mai. Người Việt ḿnh tuy giàu có, nhưng vốn trải qua nhiều biến động, từng đói khổ, phải ra đi, nên đại đa số có thói quen "tích cốc pḥng cơ, tích y pḥng hàn". Làm 10 đồng, xài nhiều lắm là 5-6 đồng, c̣n th́ tích lũy dành dụm, đầu tư, hay để vào tiết kiệm kiếm lời.

Bây giờ kinh tế eo xèo, công tâm mà nói, họ cũng giảm bớt những chi tiêu xa xỉ, dù làm c̣n 6 đồng th́ cũng vẫn kế hoạch để dư ra 1-2 đồng. Tóm lại, ít ai ăn xài hết số tiền kiếm được hiện tại, đừng nói chi đụng đến vốn để dành.

Trong khi dân bản xứ la lối om x̣m than thở, đ̣i chết, đ̣i sống, để làm áp lực với chính phủ hầu hưởng thêm những khoản trợ cấp phụ trội, v́ gặp khó khăn với thói quen ăn xài quá lố của ḿnh, th́ người Việt ta vẫn b́nh thân như vại. Tôi nghĩ cho dù kinh tế suy thoái kéo dài thêm 5 năm nữa, người Việt ta cũng không hề hấn ǵ. Ngay Houston này, tôi thấy mọi người vẫn ung dung. Chợ, nhà hàng, tiệm tóc... đầy người đang đi mua sắm, đi ăn, làm đẹp... Tôi thật t́nh nể họ quá!

C̣n dân bản xứ, la lối để yêu sách này nọ thế thôi, chứ 10 người mới có một người thất nghiệp (10%). Th́ đă sao? Có biết bao nước, con số thất nghiệp c̣n cao hơn nhiều, mà có được chính phủ giúp đỡ tẹo nào đâu? Ở Mỹ này, trợ cấp thất nghiệp cứ được gia hạn dài dài, dân chúng miệng th́ la, nhưng ăn xài vẫn không giảm. Nghĩ cho cùng, làm dân xứ giàu cũng sướng thật!

Thế hệ người Việt ra đi bằng đường biển năm xưa, giờ th́ không ít người tuổi đă cao, đa số đă về hưu (dù chưa tới tuổi hưu). Sau nhiều năm cực nhọc, họ cũng muốn hưởng phước, công việc làm ăn đa phần đă chuyển nhượng lại cho những người qua sau, cứ thế ḍng đời tiếp tục vận chuyển.

C̣n thế hệ thứ hai, đám con cái họ, đa số đă thành danh, thành nhân, có thể tiến thân vững vàng, có mặt rạng rỡ trong những ngành nghề đ̣i hỏi tŕnh độ học vấn hiểu biết cao, và thu nhập cũng ngất ngưởng. Nên những công việc dài giờ, lao động vất vả một thời cha mẹ họ trước kia, ở hoàn cảnh lỡ thợ, lỡ thầy, chấp nhận như cây tràm cây mắm, hy sinh làm bệ phóng cho bầy con vươn lên, giờ đă không c̣n người tiếp quản, sẽ dần mai một trong tương lai gần.

Tôi thật t́nh thấy vui lẫn hănh diện nh́n tương lai đám trẻ Việt Nam, thế hệ thứ hai.

Tôi có nghe nhiều người than nhà cửa ở Cali quá mắc, nhân đây tôi cũng muốn đề cập sơ về chuyện này:

Rất đúng, tôi hoàn toàn công nhận, nhưng tôi là người thích nh́n về mặt tích cực. Này nhé một căn nhà ở Houston có giá 100 ngàn, nếu ở Cali sẽ có giá 500 ngàn, sao thế?

Lư do v́ miếng đất đó ở Texas chỉ có giá 15 ngàn, mà ở Cali giá tới 415 ngàn, vật liệu xây dựng đâu cũng thế, chỉ 85 ngàn thôi, nhưng khác biệt là giá đất, nên căn nhà có cũ, sập, cháy... th́ miếng đất vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt chẳng mất đi đâu, là món tài sản theo thời gian thành vô giá, giống như đất ở Sài G̣n so với đất Long Khánh, thế thôi.

V́ quá mắc, nên bạn vất vả để có nó, nhưng bạn thử nghĩ, nó là món tài sản lớn, nếu bạn muốn nghỉ hưu, chỉ cần bán nó là bạn có một số tiền lớn trong tay, không cần phải đem nửa triệu bạc về Việt Nam để sống như vua. Chỉ cần bạn qua Texas này, mua căn nhà rộng răi chỉ tốn 100 ngàn, c̣n lại 400 ngàn bỏ ngân hàng lấy lăi, bạn cũng sống ung dung cả đời. Mà xứ này, nơi đâu cũng có đủ tiện nghi tối đa, phục vụ bạn không phân biệt tiểu bang nào.

Cuộc sống ở đâu th́ rồi cũng thế, muôn h́nh, muôn mặt, trăm ngàn góc cạnh khóc cười, biết vẽ sao cho hết. Cách nh́n nhận sự việc do đó đương nhiên cũng không thể giống nhau. Ngay cộng đồng người Việt ở đất Mỹ này cũng nhiều khác biệt, nhóm người đi trước 75, nhóm người ra đi năm 75-85, nhóm đoàn tụ gia đ́nh sau này, nhóm du học sinh "sanh sau, đẻ muộn" , nhóm thương gia, đại gia chuyển tiền qua làm ăn, kinh doanh...

Động lực, hoàn cảnh ra đi khác nhau, th́ quan điểm, cách nh́n nhận sự việc cũng sẽ khác, có khi c̣n đối chọi nhau đến vỡ đầu, sứt trán nữa không chừng. Nên mỗi bài viết, c̣n tùy thuộc vào cái nh́n riêng của mỗi người, nếu không đúng với cái nh́n của bạn, xin đừng vội lên án là nổ, là sai. Xin bạn hăy kiên nhẫn, theo thời gian rồi bạn sẽ có cái nh́n rơ hơn về sự việc.

Tôi tin rằng chỉ cần tiếp tục đọc VnExpress đi, trong tương lai tôi chắc sẽ có thêm nhiều bài viết, nêu rơ từng góc cạnh của sự việc. Lúc đó được tổng hợp từ nhiều phương hướng khác nhau, tôi tin rằng sự hiểu biết, cũng như tầm nh́n của bạn về nước Mỹ sẽ rộng và chính xác hơn bây giờ nhiều.

Tôi có hân hạnh đọc phản hồi ư kiến của một vài bạn, sau khi đọc cả bài viết của người ta, lại bảo rằng không hiểu người viết muốn chuyển tải điều ǵ. Trường hợp này tôi rất thông cảm với bạn, v́ chính tôi đây đă không ít lần ở vào trường hợp này. Đơn giản và cụ thể nhé: tôi thỉnh thoảng vẫn xem tin tức các phi hành gia đổ bộ mặt trăng. Dù đầy đủ những bài viết tường tŕnh về đất đá, điều kiện sống, có đính kèm h́nh ảnh, tôi vẫn không thể h́nh dung được h́nh dáng mặt trăng như thế nào. Dù thế nào chăng nữa, đầu óc tôi vẫn c̣n chứa đựng h́nh ảnh một mặt trăng với gốc cây đa, có chú cuội và chị Hằng Nga xinh đẹp.

Đấy bạn thấy không? Tôi rất giống bạn, ở một nơi cao xa như vậy, lại chưa đặt chân tới, hay sống cùng, th́ khó cho trí tưởng tượng, cũng như sự hiểu biết của ḿnh dung nạp được, phải không bạn hiền?

Thôi th́ chúng ta cùng kiên nhẫn nhé. Tôi tin có một ngày, bạn và tôi sẽ được hiểu rơ mà thôi. Nước chảy đá ṃn mà, muốn gấp cũng không được bạn à .
saigon75_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	2.jpg
Views:	24
Size:	40.9 KB
ID:	317910
Old 09-18-2011   #2
saigon75
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
saigon75's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 72
saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2
Default

Cuộc sống ở nước ngoài bắt đầu như thế nào?

Ngôn ngữ và chiếc xe là ch́a khoá mở đầu cho cuộc sống nơi xứ người, ngày nào c̣n chưa có hai thứ này th́ bạn sẽ c̣n bế tắc.
Sau bài viết "Người Việt sống khoẻ ở Houston", tôi nhận được nhiều thư hỏi thăm. Nhận thấy nhu cầu t́m hiểu về đời sống hiện tại ở Mỹ nói chung và Houston nói riêng rất cao, do đó dựa theo một số thắc mắc của bạn đọc, tôi cố gắng t́m tài liệu để viết tiếp bài này.

Tuy rằng nội dung bài viết cũng chẳng có ǵ cao xa, to lớn như những bí quyết làm giàu, chỉ là một phần kiến thức nhỏ nhoi, nhưng có lẽ cần thiết với một số người đă hay đang có ư định qua đất nước này sinh sống.

Những năm đầu (75-85), phần lớn người Việt Nam khi tới Mỹ đều được hội đoàn hay nhà thờ đứng ra bảo lănh hỗ trợ, cũng như được hưởng quy chế khá cao, nhất là những gia đ́nh có con em nhỏ dưới 18 tuổi. Khi đó họ chẳng cần phải lo lắng, cứ từ từ t́m hiểu, học hỏi để hội nhập, mọi thứ đă có chính phủ lo. Đến từ một đất nước nghèo, nhu cầu vật chất cuộc sống c̣n ở mức tối thiểu, nên ai cũng hài ḷng với hiện tại, nhất là thời điểm đó, nh́n quanh người Việt ai cũng nghèo như nhau, chẳng ai giàu hơn ai để so sánh.

Đời sống ở đâu cũng vậy, phải đi làm mới có thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa nhu cầu vật chất theo cuộc sống ngày càng lên cao.

Ngày mới qua, chỉ ao ước có nhu cầu sống tối thiểu. Nhưng khát vọng con người là thăng tiến, người Việt cũng không ngoại lệ, nên sau nhiều năm hội nhập, cuộc sống người Việt ở hải ngoại đă không c̣n cách biệt với người bản xứ, hay có thể có phần trội hơn. V́ người Việt vốn rất kiên tŕ chịu khó, cũng như bỏ công bỏ của nhiều để đầu tư cho học vấn con cái, nên sau nhiều năm, thành quả của họ có thể nh́n thấy một cách rơ ràng, phải nói là đáng ngưỡng mộ.

C̣n thành phần mới qua định cư sau này, hầu hết là ra đi theo quy chế di dân, cá nhân bảo lănh, như cha mẹ bảo lănh cho con, anh em bảo lănh cho nhau, chồng bảo lănh vợ, do vậy điều kiện vật chất, thời gian hỗ trợ giúp đỡ có phần hạn chế hơn nhiều.

Đồng thời, vào thời điểm hiện tại, cuộc sống ở Việt Nam đă cải thiện hơn xưa. Có những bạn đang có cuộc sống tốt, có nhà (do cha mẹ để lại), có việc làm ổn định, hàng tháng (hay thỉnh thoảng) được thân nhân nước ngoài hỗ trợ một vài trăm đô la, có thể rất giàu hoặc không giàu, nhưng chí ít cũng có cuộc sống ung dung. Do đó có ước vọng rằng đi ra nước ngoài để có cuộc sống dễ dàng hơn, nhất là một cường quốc như nước Mỹ, và điển h́nh là thấy Việt kiều hải ngoại nhiều người thênh thang áo gấm về làng.

Với suy nghĩ như vậy, nên không ít người qua tới đây, thiếu kiến thức tối thiểu của cuộc sống hải ngoại, khi đối diện với khó khăn không lường trước đă không thích ứng được, dẫn đến suy sụp tinh thần, bất đắc chí, than thân trách phận, có khi oán trách cả người đă bảo trợ họ sang, v́ sao giàu thế mà không lo cho họ một cuộc sống như họ muốn. Thành ra cả người bảo trợ lẫn người được bảo trợ đă lâm vào cảnh khó khăn bứt rứt, tiến thoái lưỡng nan, sứt mẻ t́nh cảm.

Ở bài viết này, tôi xin đưa ra những bước bắt buộc phải có của cuộc sống mới, mà bạn cần phải vượt qua, nếu muốn tái định cư ở một đất nước xa lạ, mọi thứ từ ngôn ngữ cũng như cách sống hoàn toàn khác biệt.

Sau khi đặt chân đến xứ Mỹ, người thân (người bảo trợ) sẽ mất vài ngày đưa bạn đi làm giấy tờ, hợp thức hoá cần thiết cho cuộc sống ở Mỹ, như thẻ căn cước, thẻ y tế, xin nhập học cho bọn trẻ.

Dưới đây là những quyền lợi bạn được hưỡng từ chính phủ:

- Các cháu dưới 18 tuổi sẽ vào học trường tiểu học và trung học gần nhà. Có xe bus đưa rước đi về hai bận, ăn trưa miễn phí ở trường. Có thể được cho vào lớp đặc biệt thời gian đầu để củng cố Anh ngữ. (Nhớ đem theo đầy đủ học bạ ở bên Việt Nam, và cần dịch sang tiếng Anh)

- Các cháu trên 18 tuổi có thể ghi danh nhập học ở trường cao đẳng địa phương với tên gọi là Community College. Ở đó bạn có thể học tiếng Anh và chọn một nghề nào đó làm kế sinh sống trong tương lai. Tùy theo sở thích và tŕnh độ, bạn có thể chuyển tiếp lên trường đại học 4 năm để lấy bằng cử nhân.

Nếu bạn không có thu nhập, hoặc thu nhập thấp, th́ tất cả miễn phí. Hầu hết ai cũng được chính phủ tài trợ (xin học bổng), đây là quyền lợi chung cho mọi công dân Mỹ.

Ngoài tiền học phí, sách vở do chính phủ giúp, miễn hoàn trả, nếu đủ điều kiện, bạn có thể nộp đơn vay tiền từ chính phủ, giúp hỗ trợ sinh sống để có thể học toàn thời gian.

- Con nít dưới 18 tuổi, người già trên 65 tuổi được trợ cấp y tế toàn phần của chính phủ (medicaid), và c̣n có thể xin thêm được food stamps (trợ cấp thực phẩm).

- Những người trên 18 tuổi hoặc dưới 65 tuổi, thu nhập thấp sẽ xin được trợ cấp y tế bán phần của chính phủ, như ở Texas có chương tŕnh Gold card mà người Việt ḿnh hay gọi là thẻ vàng. Mỗi tiểu bang có những chương tŕnh và tên gọi khác nhau. (Những người mới nhập cư, hầu hết đủ điều kiện được hưởng v́ chưa có thu nhập).

Người bảo trợ, hoặc cho gia đ́nh bạn ở tạm nhà họ một thời gian ngắn cho đỡ tốn kém, hoặc t́m mướn dùm bạn một căn nhà (mắc rẻ tùy theo khả năng) và từ đây sẽ bắt đầu hành tŕnh gian khổ, tự túc tự cường của chính bạn.

Nếu bạn có vốn mang theo, có tiền sống một thời gian không đến nỗi quẫn bách, th́ lúc này bạn nên tranh thủ học tiếng Anh, cho dù không cần nhiều, nhưng ít nhất nghe được, nói được chút ít để kiếm việc làm, v́ chẳng lẽ họ mướn bạn vào làm, c̣n phải mướn thêm người thông dịch?

Một điều cấp bách khác là phải học lái xe. Nhờ người thân kiếm mua một chiếc xe, mới cũ mắc rẻ tùy khả năng. Đây là chuyện bắt buộc (nếu không có tiền, bạn cũng phải thương lượng với người thân để hỏi mượn, sau này sẽ hoàn trả). Quỹ thời gian ở nước ngoài rất eo hẹp, không ai có thể đưa đón bạn mỗi ngày đi và về.

Ngôn ngữ và chiếc xe là ch́a khoá mở đầu cho cuộc sống, ngày nào c̣n chưa có hai thứ này th́ bạn sẽ c̣n bế tắc.

Trường hợp bạn không có tiền mang theo, nghĩa là vô sản, th́ không thể chần chờ. Bạn phải chấp nhận bất cứ việc làm nào (đương nhiên là lương thiện), dù là những việc làm tay chân nặng nhọc, những việc không cần chất xám, để kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đ́nh.

Người bảo trợ, họ có thể tự nguyện giúp bạn thời gian đầu trong khả năng, nhưng họ không có bổn phận phải nuôi bạn và gia đ́nh bạn. Hoặc dù họ có muốn, đôi khi cũng không đủ khả năng, v́ số phí này không phải là con số nhỏ.

C̣n việc làm ở xứ người trong trường hợp bạn là người mới ở đất nước này sẽ như thế nào? Cũng không khó hiểu, này nhé:

Cứ tưởng tượng, một người mới nhập cư đi xin việc làm: không nói, không nghe được chủ muốn nói ǵ, kinh nghiệm nghề nghiệp không có, đôi khi cũng đă có tuổi, sức khoẻ không c̣n sung măn... Tất cả là con số không, không khác đứa bé c̣n đang chập chững tập đi, th́ bạn sẽ làm được những ǵ, ngoài những việc không ai muốn làm mới tới tay ḿnh.

Vậy th́ sao? Có hai trường hợp:

1. Bạn là người năng động, tự tin:

Tôi chấp nhận v́ tôi biết, với tôi đây chỉ là tạm thời. Một thời gian nữa, khi quen cuộc sống ở đây, rành đường xá, tiếng Anh giỏi, tôi sẽ t́m một việc làm khá hơn, hợp với khả năng hơn.

Với tôi, đều quan trọng hơn cả là môi trường, điều kiện sống tốt cho tương lai, sự phát triển của các con. Tôi tin với khả năng của ḿnh, tôi chấp nhận dấn thân.

2. Bạn không chấp nhận được thực tại:

- Lỡ ôm một ảo mộng thiên đường.

- Từng nghe cuộc sống bên Mỹ vất vả, mà không h́nh dung được tới mức này.

- Ở Việt Nam tôi sướng gấp mấy lần, công việc cũ nhàn hạ, có nhân viên, tội ǵ. Tiếng là qua Mỹ mà tôi phải làm những chuyện nặng nhọc, như làm tiệm phở, làm chợ, giữ con nít.

- Nh́n chung quanh, thấy người qua trước giàu có, trong khi tôi phải làm việc tay chân như thế này, thật là mất mặt, biết vậy tôi không đi.

Hay thậm chí có bạn nằng nặc đ̣i quay về Việt Nam! Đó là những trường hợp tôi thấy đang xảy ra rất nhiều.

Mỗi lần quyết định đi hay ở đều không phải chuyện đơn giản. Ngoài chuyện tốn kém tiền bạc, thời giờ, c̣n có nỗ lực t́nh cảm của nhiều người thân. Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, tôi chỉ có mục đích phần nào giúp cho bạn hiểu rơ con đường trước mặt, để có một quyết định sáng suốt nhất.

Những người Việt tha hương từ nhiều năm trước, họ không có chọn lựa nên dù thế nào cũng cắn răng dấn thân, kiên quyết đạp đổ mọi trở ngại. Nhờ vậy, có thể nói gian khổ họ trải qua, nhất là tinh thần, gấp vạn lần hoàn cảnh hiện tại của các bạn, nhưng họ đă vượt qua và thành công.

C̣n hiện tại, bạn có lợi thế hơn nhiều. Bạn có người thân bên cạnh hướng dẫn trong cuộc sống mới, có chút tiền mang theo. Cộng đồng Việt Nam hải ngoại đă vững mạnh. Về tinh thần, bớt được nhiều cảm giác bơ vơ lạc lơng. Tuy nhiên, thời nào cũng có những việc bạn phải tự làm. Đó là nỗ lực phấn đấu, việc này không ai có thể làm thay thế bạn được.

Tôi hy vọng những thành quả giàu sang của người đi trước sẽ là động lực cho bạn dấn thân, chứ đừng lấy đó so sánh, phân b́ để rồi thay v́ dấn thân tiến bước, bạn trở thành thất chí, than thân trách phận, dùng ánh mắt cay đắng nh́n đời.

Tôi đă chứng kiến không ít người là nạn nhân của nhân sinh quan sai lầm này. Hăy nhớ những người thành công hiện giờ, họ cũng phải trải qua một thời gian dài phấn đấu, không khác ǵ bạn bây giờ. Hay có khi c̣n khổ hơn bạn bây giờ nữa.

C̣n nếu bạn đọc xong bài viết này, đă có chút khái niệm, thấy rằng hoàn cảnh ḿnh ở Việt Nam tốt hơn, th́ tôi khuyên bạn nên ở lại nước ḿnh, đừng đi làm chi cho phí th́ giờ, tốn tiền và tốn công người bảo trợ.

Nước Mỹ chưa bao giờ tự phong đất nước này là thiên đường, chỉ là từ những cảm nhận của một đại đa số nào đó, ưu ái mến tặng cho nó mà thôi. Thiên đường hay địa ngục là do từng trường hợp cá nhân, đừng thần thánh hoá quá, để rồi thất vọng.

Theo quan điểm của riêng tôi, đất Mỹ không là thiên đường một cách huyễn hoặc, xa xôi. Đất Mỹ cũng có ưu, có khuyết, và nhiều mặt tầm thường như mọi nước khác. Có đều tôi có thể khẳng định, nơi chốn này cho bạn và nhất là giới trẻ rất nhiều cơ hội để tiến thân. Chỉ là bạn có chịu nắm lấy hay không mà thôi!

Tôi biết bài viết này chỉ đúng trong một phạm vi nhỏ nào đó, không phản ánh được tất cả. Nếu không phải trong trường hợp ḿnh, cứ xem như đọc một chuyện tầm phào. Cám ơn bạn.

Quinhơn11
VNE
saigon75_is_offline  
 
User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay N1
Best Videos around the world today
Youtube Videos

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:37.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05908 seconds with 14 queries