Trung Quốc củng cố thế độc quyền đất hiếm - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 08-29-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 143,812
Thanks: 11
Thanked 13,484 Times in 10,772 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 179
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Trung Quốc củng cố thế độc quyền đất hiếm

Lâu nay các thành phần của đất hiếm được biết đến là các loại kim loại có giá trị trong sản sinh năng lượng, điện thoại di động, các bóng đèn có hiệu suất năng lượng cao và chế tạo các khí tài quân sự tiên tiến. Một số loại đặc biệt hiếm, c̣n một số khác ít hiếm hơn. Trung Quốc hiện là nước khai thác và sử dụng nhiều nhất đất hiếm trên thế giới.

Báo New York Times gần đây cho biết, từ lâu Trung Quốc đă sử dụng ưu thế tiếp cận cơ sở khách hàng khổng lồ và nguồn lao động giá rẻ như lợi thế thương lượng để thuyết phục các công ty nước ngoài mở thêm các nhà máy bên trong biên giới của họ.

Giờ đây các giám đốc điều hành các công ty nói rằng Trung Quốc đang sử dụng thế gần như độc quyền về một số loại đất hiếm để gây khó khăn cho các nhà sản xuất công nghệ cao ngoại quốc trong việc xây mới hoặc mở rộng các nhà máy ở các nước khác ngoài Trung Quốc.

Các công ty có cơ sở sản xuất ngoài Trung Quốc phải đối mặt với t́nh trạng cung cấp vật tư đất hiếm hạn hẹp hơn và với giá thành đắt hơn nhiều do các loại thuế cao và các quy định kiểm soát xuất khẩu ngặt ngheo mà Trung Quốc đă vàng đang áp dụng trong hai năm gần đây.

Các công ty như Showa Denko & Santoku của Nhật Bản và Intematix của Mỹ đang mở rộng khả năng sản xuất của nhà máy của họ bên trong Trung Quốc chứ không phải ở nước khác bởi v́ họ cần được tiếp cận nguồn cung đất hiếm.

Dường như chính sách đối với đất hiếm của Trung Quốc có sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, người từng là sinh viên địa chất tại một trường đại học ở Bắc Kinh trong những năm 1960.

Năm 2011, bản thân Thủ tướng Ôn Gia Bảo đă chỉ đạo ít nhất là hai cuộc tổng kết t́nh h́nh đất hiếm tại Quốc vụ Viện, và trong chuyến thăm châu Âu mùa Thu vừa qua ông đă khẳng định rằng chính sách về đất hiếm của Trung Quốc sẽ không có ǵ thay đổi dù không có ông.

Theo quan điểm của một số chính phủ và các tập đoàn công nghiệp thế giới th́ sách lược hiện nay của Trung Quốc đối với đất hiếm có khả năng đă vi phạm luật thương mại thế giới.

Một ṭa án của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cơ quan cầm trịch chính trong các vụ tranh chấp thương mại quốc tế, đă đưa ra phán quyết hồi tháng trước rằng Trung Quốc đă vi phạm các quy tắc khi sử dụng hầu như các chiến thuật giống nhau để hạn chế tiếp cận thị trường của các khoáng chất công nghiệp quan trọng. Bộ thương mại Trung Quốc ngay lập tức ra tuyên bố hôm thứ tư (24/8) vừa qua rằng họ sẽ kháng cáo đối với phán quyết này.

Cho đến nay chưa xảy ra một vụ kiện nào về đất hiếm bởi lẽ các quan chức của các nước bị tác động đang chờ xem kết luận cuối cùng đối với một số vụ khiếu kiện khác cách đây hơn hai năm.

Karel De Gucht - Ủy viên thương mại Liên minh Châu Âu trích quyết định về buôn bán các kim loại công nghiệp trong tuyên bố tháng trước nói rằng “dưới ánh sáng của quyết định này Trung Quốc cần phải bảo đảm một cách tiếp cận tự do và công bằng đối với nguồn cung cấp đất hiếm.”


Trung Quốc t́m mọi cách củng cố thế độc quyền đất hiếm.

C̣n Shen Danyang, người phát ngôn của Bộ thương mại Trung Quốc th́ khẳng định rằng Trung Quốc tin rằng các chính sách xuất khẩu của họ phù hợp với các luật lệ của WTO. Vị thế pháp lư của Trung Quốc, được nêu trong các hồ sơ của WTO, là các chính sách của Trung Quốc đủ điều kiện cho một ngoại lệ trong các quy tắc thương mại quốc tế theo đó các nước được phép hạn chế xuất khẩu để bảo vệ môi trường và giữ ǵn nguồn cung khan hiếm.

Nhưng Ủy ban của WTO đă bác bỏ lập luận này đối với các lọai khoáng sản công nghiệp khác với lập luận rằng Trung Quốc chỉ giảm xuất khẩu chứ không phải hạn chế nguồn cung hiện có để sử dụng trong nước.

Theo ông Constantine E Karayannopoulos - Giám đốc điều hành công ty Neo Material Technologies th́ Trung Quốc khai thác 94% đất hiếm trên thế giới và tiêu thụ 60% tổng sản phẩm đất hiếm của thế giới trong năm nay. Nhưng nếu các nhà máy tiếp tục đổ về Trung Quốc ở tốc độ hiện nay th́ đến đầu năm tới Trung Quốc sẽ tiêu thụ 70% tổng sản lượng đất hiếm của thế giới.

Trong hai năm gần đây Trung Quốc đă áp dụng hệ thống hạn ngạch để hạn chế xuất khẩu đất hiếm vào khoảng 30.000 tấn/năm. Trước đó các nhà máy ngoài Trung Quốc tiêu thụ gần 60.000 tấn/năm. Trung Quốc cũng áp một mức thuế xuất khẩu 25% đối với đất hiếm cộng thêm một khoản thuế giá trị gia tăng là 17%.

Giá đất hiếm tăng mạnh ở thị trường ngoài Trung Quốc v́ các nhà sử dụng đấu thầu điên cuồng giành loại vật tư hiếm này. Xeri oxit, một hợp chất đất hiếm được sử dụng trong các chất xúc tác và để sản xuất thủy tinh, hiện tại có giá 110.000 đôla/tấn bên ngoài Trung Quốc, gấp hơn 4 lần giá trong nội địa và đă tăng 2.100 đôla so với hai năm trước đây.

Đối với hầu hết các sản phẩm công nghiệp có sử dụng đất hiếm được sản xuất ở Trung Quốc sau đó được xuất khẩu th́ không phải chịu bất cứ một hạn ngạch hay loại thuế nào.

Các công ty hóa chất lớn khác cũng đang chuyển vào Trung Quốc các giai đoạn dây truyền sản xuất đầu tiên về các chất xúc tác đất hiếm để sử dụng trong quá tŕnh lọc dầu thành các sản phẩm xăng, dầu diesel và các sản phẩm hóa dầu khác.

Họ quyết định chuyển sau khi các công ty nhà nước Trung Quốc chiếm giữ 1/6 thị phần thế giới bằng cách chào hàng với giá đặc biệt thấp, chủ yếu v́ được tiếp cận với nguồn đất hiếm rẻ hơn. Các công ty hóa chất cũng đang t́m biện pháp giảm tỷ lệ đất hiếm trong xúc tác, trong khi vẫn bảo đảm tính hiệu qủa của xúc tác đó.

Sản xuất kính chất lượng hảo hạng dùng để sản xuất màn h́nh máy tính cảm ứng và các loại ống kính máy ảnh chuyên nghiệp, hiện đang được thực hiện ở Nhật Bản, cũng bắt đầu chuyển về Trung Quốc v́ chúng đều cần đến đất hiếm.

Theo nhiều chuyên gia, thăm ḍ khai thác và sản xuất đất hiếm không dễ và không rẻ, ngoài việc phải đối phó với vấn đề môi trường. Nếu đầu tư vào một mỏ đất hiếm tại Mỹ năm nay th́ khả quan nhất là năm 2014 mới có sản phẩm. Đối với một số loại đặc biệt th́ có lẽ lâu hơn.

Một số chuyên gia khác th́ chỉ ra rằng giá đất hiếm cao cũng có một số mặt tích cực như sẽ khuyến khích thăm ḍ, khai thác và sản xuất ở các nước khác trên thế giới, hay như phát triển công nghệ thay thế, sử dụng hiệu quả hơn hay công nghệ tái chế như đang được tiến hành tại Nhật Bản.

Với t́nh h́nh sản xuất đất hiếm hiện tại trên thế giới, Trung Quốc đang ở thế thượng phong trong việc sử dụng lợi thế gần như độc quyền để phục vụ các lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Thế giới vẫn chưa quên việc Trung Quốc quyết định cắt giảm cung cấp đất hiếm cho Nhật Bản trong vụ hải quân Nhật Bản bắt giữ và đưa ra xử tầu trưởng một tầu đánh cá của Trung Quốc do vi phạm lănh hải của Nhật.

Phạm Ngọc Uyển/Baodatviet
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	qp_nam_dathiem_avamini.jpg
Views:	7
Size:	6.6 KB
ID:	312939
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:45.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05031 seconds with 14 queries