Ngày xưa, dù đói nghèo các cụ già đều lo cho mình " Cỗ hậu sự " tức là chiếc hòm( quan tài ) ngay từ khi còn sống. Các cụ yên lòng khi có nó, không sợ cảnh " chết bó chiếu " nữa.
Gần hai chục năm nay, thời âm thịnh dương suy mọi người lại thi nhau tìm đất xây mồ xây lăng sẵn khi còn đang sống. Có người về quê mua đất, có người lên các khu địa táng cao cấp mua đất.
Sau buổi họp người cao tuổi, các ông các bà ngồi nán lại bàn chuyện hậu sự cho mình.
Ông A bảo:
- Tôi chết, về quê nằm với ông bà, tổ tiên. Tôi đã lo cho cả hai vợ chồng. Di chúc cho con cháu rồi, thảnh thơi rời cõi tạm. Chẳng phải nhờ cậy phiền toái ai. Sinh ra ở quê, chết ta lại về quê. Cóc chết ba năm quay đầu về núi mà, các cụ đã nói rồi!
Lão B thì đưa ra câu hỏi:
- Khi chết hỏa táng hay địa táng?
Một ông bảo:
- Quê tôi vẫn địa táng các ông ạ. Hết 3 năm con trai trưởng phải tự tay bốc mộ cha, mẹ. Rửa sạch cốt xếp gọn gàng đưa vào tiểu vào quách rồi chôn lại. Có điều kiện thì xây không thì đắp cao, chân rộng cho mồ vững không sạt lở Thằng con trai bảo:
- Quê mình cổ hủ lắm, bây giờ có ai làm thế đâu? Vừa mất vệ sinh vừa ô nhiễm môi trường. Con cứ nói trước và xin lỗi bố là con không làm như ở quê đâu. Người ta coi trọng lúc sống. Chứ sống mà bất hiếu với cha mẹ thì có mồ cao lăng đẹp cũng chẳng để làm gì?
Ngẫm lại thấy nó nói cũng có lý !
Mấy lão già bỗng lặng thinh, lão thì vê vê sợi râu cằm, lão thì vớ điếu cày rít một hơi rõ dài rồi ngửa đầu nhả khói. Làn khói trắng bay lần chần, dập dềnh theo nhịp thở ra của lão và xếp thành hình chữ O hình nút dây bay lên trời.
Cũng khó nghĩ nhỉ Lão vỗ vào miệng điếu cho phần thuốc chưa cháy hết bắn vào thùng rác.
Một bà trong nhóm xin góp ý:
- Nhà tôi cũng dặn tôi và các con:
- Quê mình ở ngay Lục Ngạn, không xa xôi gì. Khi tôi chết bà và các con đưa tôi về nằm với các cụ. Nhớ là không được hỏa táng nhé. Nóng lắm, trần sao âm vậy. Đúng lời ông ấy di chúc, các con hợp nhau và quyết định mang xương tro cốt về quê địa táng tức là kết hợp giữa hỏa táng và địa táng. Ông vẫn được nằm ở quê cùng tổ tiên đồng tộc. Tôi nghĩ thế cũng tiện làm một lần là xong.
Gần đây đi dự đám tang người hàng xóm lại thấy con cái đưa ngay thi hài của bố đi hỏa táng rồi chờ lấy tro cốt về mới làm lễ viếng, truy điệu. Người đến phúng viếng là viếng tro cốt người chết chứ không phải viếng thi hài người quá cố như trước.
Thủ tục bây giờ rút gọn thật.
Bẵng đi mấy năm, dịp cuối năm gặp thằng cả con lão A ở Văn Điển. Nó chào tôi, tôi hỏi:
- Cháu đi thắp hương cho ai đây?
Nó bảo:
- Cho bố cháu ạ!
Tôi ngẩn người:
- Ơ tưởng các cháu đưa bố về quê?
Cậu tần ngần:
Bác vào đây ngồi cháu thưa chuyện. Hai bác cháu ngồi trên chiếc ghế đá dưới gốc cây xà cừ xum xuê cành lá.
- Đúng là nguyện vọng của bố cháu là vậy nhưng nhà có ba anh em, cháu là lớn làm ăn tự do ở Hà Nội, thu nhập không ổn định còn lo cho hai con ăn học rất tốn kém. Mẹ cháu già yếu ốm đau thường xuyên. Cô thứ hai giáo viên trường cấp 1 ở ngoại thành, chồng con dang dở. Cậu út bộ đội đóng quân, lấy vợ ở tận Kiên Giang nên không có điều kiện đưa bố về quê ở Anh Sơn Nghệ An được. Chúng cháu bàn nhau: Nên để bố ở Văn Điển thì mẹ con cháu còn có điều kiện hương khói ngày giỗ ngày rằm mùng một được. Đưa về quê được cái có tổ tiên, ông bà cụ kỵ nhưng xa quá. Đi lại khó khăn rồi bỏ bẵng đi lại thêm tội.
Một ông nữa nói xen vào:
- Chẳng ai như bà X tổ ta. Chồng chết lại đưa về quê ngoại tận Phú Thọ. Xa xôi trái đường nên chẵng những họ hàng mà con cháu bên nội chẳng có điều kiện đến hương khói được.
Gặp mấy ông già định cư ở Châu Âu đã 78 - 80 tuổi, khi hỏi anh có nguyện vọng khi hai năm mươi được an nghỉ ở quê nhà không? Không những anh mà cả chị đều bảo:
- Ở quê bố mẹ hai bên mất đã lâu, lúc các cụ mất chúng tôi đã đưa con về chịu tang. Bây giờ già yếu về quê sống thế nào? Con cái ở bên này cả. Mình về lúc ốm đau nó về sao được. Thôi con cháu ở đâu ta nằm ở đó cho chúng tiện hương khói chăm nom.
Như vậy đấ số các cụ theo con:
" Con cháu ở đâu ta nằm ở đó"
Đúng sai thế nào? Xin mời bà con cho ý kiến về vấn đề này.
VietBF@sưu tập