Thay v́ thị giác, chúng định hướng bằng hệ thống râu và vây nhạy cảm với áp lực nước và chuyển động, đặc trưng của các sinh vật tiến hóa trong môi trường biệt lập thiếu ánh sáng.

Cá mù hang động được phát hiện tại Phong Nha - Kẻ Bàng. Ảnh: Vườn Phong Nha - Kẻ Bàng
Trên báo Lao động, ông Phạm Hồng Thái - Giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị) cho biết, các chuyên gia bảo tồn vừa phát hiện loài cá mù hang động, nghi là sinh vật đặc hữu của hệ sinh thái sông ngầm nằm giữa 2 khu di sản Phong Nha - Kẻ Bàng (Việt Nam) và Hin Nậm Nô (Lào).
Loài cá này không có mắt, sống hoàn toàn trong bóng tối tại các hang động sâu, nơi ánh sáng không thể xuyên qua lớp đá vôi hàng trăm triệu năm. Tạm thời, loài này được đặt tên là cá mù hang động.
Thay v́ thị giác, chúng định hướng bằng hệ thống râu và vây nhạy cảm với áp lực nước và chuyển động, đặc trưng của các sinh vật tiến hóa trong môi trường biệt lập thiếu ánh sáng.
Tại Việt Nam, cá mù được ghi nhận tại hang Sơn Đọng, hang Va và hang Hung Tḥng. Ở phía Lào, dấu vết tương tự cũng xuất hiện tại hang Xê Băng Fai.
Các nhà khoa học đang giải mă ADN để xác định liệu đây có phải cùng một loài hay là 2 nhánh tiến hóa riêng biệt. Nếu là một loài duy nhất, đây sẽ là bằng chứng sinh học khẳng định tính liên kết chặt chẽ giữa 2 di sản liền kề và là cơ sở khoa học quan trọng trong công tác bảo tồn xuyên biên giới.
Trước đây, theo VnExpress, tổ chức bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI) vừa phát hiện giống cá trạch mới trên một ḥn đảo nhỏ ở vịnh Hạ Long, Việt Nam.
Loài cá mới thuộc giống cá trạch, tên khoa học Draconectes narinosus trên đảo Vạn Gị, một ḥn đảo nhỏ với những đoạn dài và hẹp, phần rộng nhất chỉ khoảng 400 m.
Phát hiện trên là kết quả nghiên cứu của nhóm nhà khoa học FFI từ năm 2002 khi họ thực hiện khảo sát quy mô lớn về đa dạng sinh học ở vịnh Hạ Long.
Theo thông tin trên website FFI, loài cá mới không có mắt và không có vảy cá, đặc điểm này giúp chúng thích nghi với môi trường sống trong bóng tối và ở sâu trong hang động đá vôi.
D.narinosus thích hợp với môi trường nước ngọt. Giới khoa học nghi ngờ chúng có thể là loài đặc hữu chỉ có ở đảo Vạn Gị. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn tiếp tục t́m kiếm chúng tại các ḥn đảo xung quanh. Họ cũng hy vọng, D.narinosus không phải là giống cá trạch duy nhất c̣n sống sót trong chi của nó.
VietBF@ sưu tập