Người cha này có mặt ở nhà hàng để chuẩn bị đón tiếp khách từ rất sớm. Tuy nhiên đến sát giờ ăn, ông vẫn không thấy họ hàng và người thân có mặt.
Ông Ngô là một doanh nhân có tiếng ở Trung Quốc. Sau nhiều năm lăn lộn trên thương trường, ông dần trở thành một người tính toán và luôn coi trọng tiền bạc là trên hết. Với sự bận rộn của công việc kinh doanh, ông kết hôn muộn và chỉ sinh được cậu con trai duy nhất khi đă 60 tuổi.
Khi cậu bé thi đỗ đại học, ông Ngô quyết định tổ chức một buổi tiệc hoành tráng để đánh dấu cột mốc quan trọng này. Với ḷng tự hào, ông gọi điện thông báo cho họ hàng và bạn bè, mời mọi người đến chung vui. Tất cả đều bày tỏ sự chúc mừng và hứa sẽ tham dự để ủng hộ gia đ́nh ông.

Để chuẩn bị cho buổi tiệc, ông Ngô không tiếc chi phí. Ông đặt 40 bàn tiệc tại một nhà hàng sang trọng, mỗi bàn gồm 20 món ăn thượng hạng với các món đắt tiền như tôm hùm, hải sâm và cua hoàng đế. Để thể hiện sự giàu có, ông c̣n mua thêm các loại đồ uống đắt đỏ nhằm chiêu đăi khách. Tổng chi phí lên đến hàng trăm ngh́n NDT, khiến ông cảm thấy có chút tiếc nuối. Tuy nhiên, tiệc đă được lên kế hoạch, và ông không thể rút lui. Sau khi thảo luận với vợ, ông nảy ra ư tưởng bù đắp chi phí bằng cách tận dụng tiền quà tặng từ khách mời – một kế hoạch mà ông cho là không thể hoàn hảo hơn.
Theo tính toán của vợ ông, với 40 bàn tiệc, mỗi bàn 10 người, nếu mỗi khách tặng quà trị giá 2.000 NDT (khoảng 7 triệu đồng), gia đ́nh ông có thể thu về 800.000 NDT (khoảng 2,8 tỷ đồng). Thấy đây là cơ hội không chỉ bù chi phí mà c̣n kiếm lời, ông Ngô lập tức gửi tin nhắn đến họ hàng và bạn bè, nhấn mạnh sự xa hoa của bữa tiệc, đồng thời “gợi ư” mức quà tặng tối thiểu là 2.000 NDT/người.
Đến ngày diễn ra buổi tiệc, ông Ngô và gia đ́nh có mặt tại nhà hàng từ sáng sớm. Ông chuẩn bị một cuốn sổ đỏ để ghi chép tiền quà tặng và nhờ anh rể hỗ trợ việc kế toán. Ông đứng ở cửa chào đón khách, trong đầu không ngừng nghĩ đến số tiền sẽ thu được. Tuy nhiên, khi gần đến trưa, chỉ có 6 người thân và bạn bè xuất hiện. Sự vắng vẻ khiến gia đ́nh ông lo lắng không hiểu chuyện ǵ đang xảy ra. Càng chờ, càng không thấy ai, ông Ngô càng cảm thấy thất vọng. Con trai ông đă đạt thành tích tốt, nhưng dường như không ai trong số họ hàng và bạn bè muốn đến chúc mừng.
Đến 12 giờ trưa, t́nh h́nh vẫn không cải thiện. Lúc này, nhà hàng thúc giục ông quyết định xem có phục vụ món ăn hay không, v́ nhà bếp đă chờ quá lâu. Lo sợ bữa tiệc sẽ bị hủy, ông vội vàng gọi điện lại cho mọi người, mời họ đến dự tiệc và nhấn mạnh rằng không cần đem theo quà.
Không lâu sau, họ hàng và bạn bè lần lượt xuất hiện. Mỗi người đều mang theo tiền mừng, dù số tiền không như kỳ vọng: có người tặng 500 NDT, sốc khác tặng 800 NDT. Những món quà này dù nhỏ song khiến ông Ngô vô cùng cảm động. Ông đi từng bàn, nâng ly xin lỗi mọi người v́ những lời lẽ trước đó. May mắn thay, không ai trách móc ông. Họ hiểu tính cách của ông – một người quá coi trọng tiền bạc. Cuối cùng, buổi tiệc kết thúc thành công ngoài mong đợi.
Sau bữa, ông Ngô phải thừa nhận rằng sự việc này là một bài học sâu sắc cho bản thân. Ông nhận ra rằng tiền bạc không phải là tất cả. Có những giá trị trên đời này quan trọng hơn nhiều, như t́nh cảm gia đ́nh và sự chân thành của t́nh bạn – những thứ không thể mua được bằng tiền. Từ một người chỉ biết tính toán lợi ích, ông bắt đầu trân trọng những mối quan hệ xung quanh ḿnh.
VietBF@sưu tập