
Gặp chồng lần cuối sau khi được bác sĩ báo tin anh đă chết năo, người vợ trào nước mắt hỏi "cơ thể anh có thể cứu sống được nhiều người, anh có đồng ư hiến không".
"Lúc đó, anh ấy đă chết năo nhưng thực sự trong một khoảnh khắc tôi cảm nhận được cái gật đầu của anh", người vợ, 36 tuổi, không muốn nêu tên, nhớ lại thời điểm vĩnh biệt chồng 5 ngày trước tại Bệnh viện Thống Nhất TP HCM.
"Tôi vội vàng hỏi lại 'có phải anh gật đầu hay em tưởng tượng', th́ anh không phản ứng ǵ nhưng tôi cảm nhận anh đă đồng ư", người vợ chia sẻ, nói thêm "Tôi tin rằng chồng tôi rất hạnh phúc khi cái chết của anh không vô nghĩa, một phần cơ thể của anh đă hiến tặng cứu sống được nhiều người".
Những thành viên gia đ́nh từng tranh căi, từng mâu thuẫn, từng không đồng ư hiến tạng của anh, song họ thuyết phục nhau và cuối cùng đạt được sự nhất trí. Anh ra đi, để lại hai quả thận, trái tim, gan và giác mạc ghép cho 7 người, cứu sống họ.
Tiễn biệt chồng, người vợ xin cho em hiến tạng của anh
Các y bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất tiễn biệt bệnh nhân chết năo trước khi mổ nhận tạng ghép cho 7 người, ngày 17/3. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Biến cố đến với gia đ́nh ngày 17/3, trong chuyến người chồng lái xe chở hàng từ Buôn Ma Thuột về TP HCM. Không may trong lúc đứng trên thùng xe bốc đá, anh ngă và bị đá đè lên người, được đưa vào Bệnh viện Thống Nhất cấp cứu với t́nh trạng nguy kịch. Nhận tin dữ, hai tiếng sau vợ từ Buôn Ma Thuột đến TP HCM, song chồng đă chết năo không thể cứu chữa.
Các bác sĩ thông báo t́nh trạng của chồng chị, đồng thời cho biết anh có thể hiến một phần mô, tạng để ghép cho nhiều bệnh nhân khác. "Tôi từng xem, đọc nhiều thông tin về những nghĩa cử cao đẹp của người hiến tạng nên rất thấu hiểu", người vợ chia sẻ, nói rằng sau khi suy nghĩ thấu đáo chị gọi 3 người em của chồng đi cùng vào bệnh viện để bàn bạc.
Thương anh, 3 người em không nói ǵ, chỉ quay ra khóc nức nở. Một lát sau, họ trở lại pḥng, trả lời "không đồng ư" v́ muốn anh của ḿnh được nguyên vẹn thân thể. "Lúc này, áp lực càng đè lên suy nghĩ của tôi nhiều hơn, tôi xin bác sĩ cho thêm chút thời gian để thuyết phục gia đ́nh". Chị kể đă động viên các em chồng rằng do anh bị tai nạn nên theo quy định pháp luật, công an sẽ phải mổ thi thể để giám định pháp y, rằng "anh ấy mất đi khi chôn xuống cũng chỉ c̣n nắm đất hoặc thiêu cũng chỉ c̣n nắm tro". Bên cạnh đó, nếu được hiến tạng, một phần thi thể của anh sẽ c̣n được sống ở trên thế gian. Cao cả hơn, đó là sẽ hồi sinh được nhiều bệnh nhân khác.
Cuối cùng cả 3 người em đồng ư. Vợ lại gọi điện cho tất cả người thân trong gia đ́nh thông báo t́nh h́nh, chia sẻ ư định và nhận được sự đồng t́nh ủng hộ. "Khi tôi thông báo quyết định hiến tạng chồng, bác sĩ nói rằng chúng tôi sống trong khoa học nhưng không bác bỏ tâm linh, đề nghị tôi vào pḥng xin ư kiến của chồng v́ đó là cơ thể của anh", người vợ nói, nhớ lại giây phút "vào thăm chồng lần cuối nằm trên giường bệnh, nước mắt tôi cứ tuôn trào khi hỏi 'xin cho em được hiến tạng anh'".
Sáng 22/3, hàng trăm người thân, hàng xóm cùng chính quyền địa phương có mặt tại con hẻm nhỏ trên đường Đào Duy Từ, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, để chuẩn bị những nghi lễ cuối cùng đưa anh về với đất mẹ. Anh ra đi ở tuổi 44, lại hiến tạng cứu người, nhận được nhiều thương tiếc. Anh cũng để lại lời hứa dang dở với mẹ già đang bị u năo, rằng "chuyến xe này về là con xin nghỉ phép đưa mẹ với vợ con đi viện khám". Anh để lại hai con thơ, cháu lớn học lớp 8, cháu nhỏ học lớp 5.
Gia đ́nh cũng không dư dả. Anh lái xe, vợ trước đây làm nghề dệt thêu thủ công tại một cơ sở, nhưng khi mẹ bị bệnh chị phải lấy hàng về nhà làm để tiện chăm sóc mẹ và các con. Thu nhập trung b́nh của hai vợ chồng khoảng 15 triệu đồng một tháng, đủ để trang trải cuộc sống và lo cho hai con ăn học. Nay chỉ c̣n một ḿnh chị lo toan gánh vác gia đ́nh.
"Tôi chưa dám nghĩ về những tháng ngày tới. Tuy nhiên, tôi tin rằng bản thân sẽ vượt qua mọi khó khăn để anh thanh thản nơi chín suối", người vợ nói.
Anh Nguyễn Trung Hiếu, một người láng giềng, cho biết vợ chồng hàng xóm hiền lành, bà con trong xóm ai cũng quư mến. Sự ra đi đột ngột của anh khiến mọi người bàng hoàng nhưng vô cùng xúc động bởi gia đ́nh có nghĩa cử cao đẹp. "Gia đ́nh thật dũng cảm, nhân văn khi hiến tạng anh, một người chết đi nhưng giá trị của họ sẽ không mất và c̣n cứu sống được nhiều cuộc đời", anh Hiếu nói.
Thân nhân một bệnh nhân được ghép tạng của người chồng, chia sẻ trên trang cá nhân: "Chúng tôi không bao giờ quên được nghĩa cử ấy. Nhờ món quà của gia đ́nh và người hiến tạng, bác tôi đă được sống tiếp và cảm nhận được t́nh yêu từ những con người mà trước đó chúng tôi chưa từng gặp. Từ nay, mỗi nhịp đập trong lồng ngực của bác cũng là nhịp đập của ḷng biết ơn và t́nh yêu".
VietBF@sưu tập