
Hồi trước học y khoa, thầy Bách có dạy, đại ư: Bệnh tật có đến 80% tự lành, chỉ 20% mới cần tới bác sĩ. Trong 20% đó, sự chữa trị của chúng ta cũng rất là khiêm tốn...
Ḿnh nhớ, ai đó đă nói rằng: Nghề y là một nghề cúi xuống một tí, có ǵ cho nấy. Rất nhiều yêu thương, và chỉ một ít, rất ít tri thức...
Bởi v́, tri thức là vô hạn, mà cái chúng ta biết chỉ là hữu hạn.
Cho nên nghề y không phải là bán hàng, cũng không là dịch vụ. Nên bệnh nhân không phải là khách hàng, cũng không phải là thượng đế. Mà họ chỉ là người bệnh, cái họ đang cần là lành bệnh.
Và người thầy thuốc, cũng không phải là thánh thần để có thể cải tử hoàn sinh, họ chỉ có thể giúp bệnh nhân lấy lại phần sức khỏe đă mất, giữ lại phần sức khỏe đang c̣n.
Người bệnh khi vào viện, họ chỉ có 2 mong muốn: lành bệnh và tốn ít tiền. Bệnh viện th́ áp lực tự chủ, bảo hiểm sợ lạm chi. Do đó, những nảy sinh, xung đột giữa bệnh nhân, bệnh viện và bảo hiểm cũng từ đó mà ra.
Và thế là, trăm dâu đổ đầu nhân viên y tế.
Lẽ ra, y tế Việt Nam nên phân định rơ giữa chăm sóc sức khỏe và chữa trị ban đầu với y tế dịch vụ. Từ đó mới có thể phân bố ngân sách hợp lư cho y tế ban đầu và huy động nguồn lực xă hội cho phát triển y tế kỹ thuật cao.
Khi đó, may ra mới xóa bỏ được t́nh trạng quá tải, dồn tuyến, chụp giựt, cạnh tranh không lành mạnh và những xung đột như hiện nay.
VietBF@sưu tập