Chỉ sau 4 tuần trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Trump đă gây ra nhiều cú sốc cho đồng minh châu Âu, khiến niềm tin về liên minh xuyên Đại Tây Dương lung lay.
Triển vọng về chấm dứt xung đột Ukraine đang trở nên rơ ràng hơn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng tháng trước. Ông đă thúc đẩy các cuộc thảo luận với Nga về xung đột, điện đàm trực tiếp với Tổng thống Vladimir Putin và tuyên bố quá tŕnh đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine sẽ "bắt đầu ngay lập tức".
Tuy nhiên, nỗ lực chấm dứt xung đột của Tổng thống Trump đă đẩy các đồng minh châu Âu đến bờ vực khủng hoảng. Các lănh đạo châu Âu giờ đây đối mặt với thực tế là họ đang bị gạt khỏi tiến tŕnh đàm phán ḥa b́nh Ukraine, nguy cơ chiến thương mại với Mỹ, cũng như yêu cầu của Washington về việc có thể điều động bao nhiêu quân tới Ukraine để ǵn giữ ḥa b́nh sau lệnh ngừng bắn.
Tổng thống Trump không phải người xa lạ với nhiều lănh đạo châu Âu, khi họ từng làm việc với ông trong 4 năm nhiệm kỳ đầu. Tuy nhiên, nhiều nhà hoạch định chính sách cho biết họ thấy nhiệm kỳ lần này của ông Trump rất khác.
"Trước khi ông Trump nhậm chức, quan điểm của chúng tôi lạc quan hơn. Nhưng những diễn biến mới trong vài ngày qua khiến chúng tôi có thêm chút bi quan", Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb nói.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (giữa) cùng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chụp ảnh trước Điện Elysee ngày 7/12/2024. Ảnh: AFP
Jeffrey Rathke, cựu nhà ngoại giao Mỹ và hiện là chủ tịch Viện Mỹ - Đức thuộc Đại học Johns Hopkins, nhận định nhiều người châu Âu đang "lo lắng, thất vọng và thậm chí thấy báo động" với những ǵ đang diễn ra.
Những chuyến thăm và phát biểu của quan chức Mỹ ở châu Âu tuần qua đă khiến nhiều lănh đạo của lục địa này nhận ra họ đang bước vào địa vực mới, nơi châu Âu khó có thể tiếp tục phụ thuộc vào chiếc ô an ninh của Mỹ.
Sau cuộc họp trực tiếp đầu tiên với Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Pete Hegseth kể từ khi ông nhậm chức, giới chức châu Âu hiểu rằng hàng chục ngh́n binh sĩ Mỹ sẽ được rút khỏi châu Âu, vấn đề chỉ là bao nhiêu và trong bao lâu.
Họ cũng lo ngại trong các cuộc đàm phán trực tiếp với Tổng thống Putin, ông Trump sẽ đồng ư với các điều khoản có thể giúp Nga tiếp tục kiểm soát 20% lănh thổ Ukraine, điều mà Kiev từng coi là "không thể chấp nhận". Họ tin mục tiêu cuối cùng của ông Putin là phá vỡ liên minh xuyên Đại Tây Dương giữa châu Âu và Mỹ.
Những lo ngại đó đă phủ bóng Hội nghị An ninh Munich ở Đức cuối tuần qua, khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố "Kiev sẽ không bao giờ chấp nhận những thỏa thuận được thực hiện sau lưng chúng tôi".
Ông sau đó kêu gọi thành lập "đội quân châu Âu", gồm cả lực lượng Ukraine giàu kinh nghiệm chiến đấu. Giới quan sát cho rằng về bản chất, lănh đạo Ukraine đang thúc đẩy giải pháp quân sự thay thế NATO, một lực lượng có thể tự ra quyết định mà không bị ảnh hưởng hay kiểm soát bởi Mỹ. Tuy nhiên, ư tưởng này đă bị một số nước châu Âu kịch liệt phản đối.
Ông Zelensky cũng đề cập đến cuộc đàm phán căng thẳng với quan chức chính quyền Trump ở Munich, sau khi ông gặp Phó tổng thống Mỹ JD Vance. Ông phàn nàn đề xuất của Washington không có những đảm bảo an ninh cần thiết cho Kiev nếu Moskva phát động cuộc chiến lần nữa.
Nỗi bất an với Mỹ sau Hội nghị An ninh Munich lớn đến mức Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 17/2 mời lănh đạo 6 nước Tây Âu trong Liên minh châu Âu (EU), Anh và các quan chức NATO cùng EU đến Paris họp thượng đỉnh khẩn cấp về t́nh h́nh Ukraine và an ninh lục địa.
Sau cuộc họp thượng đỉnh, các quan chức EU cho hay châu Âu sẵn sàng cung cấp các đảm bảo an ninh cho Ukraine, nhưng "với phương thức sẽ được từng bên xem xét, tùy thuộc cả vào mức độ hỗ trợ của Mỹ", cho thấy khối chưa đạt được sự đồng thuận về ư tưởng triển khai quân đến Ukraine.
Những người ủng hộ quan hệ đối tác lâu đời xuyên Đại Tây Dương nói rằng Mỹ từng giúp tái thiết châu Âu sau Thế chiến II và thúc đẩy hợp tác kinh tế với EU, nhưng quan hệ song phương giờ đây đối mặt khủng hoảng lớn hơn bao giờ hết.
"Trong một thế kỷ qua, Mỹ đóng vai tṛ lănh đạo, dẫn dắt mọi người tới ổn định. Nhưng điều đó giờ đây không chỉ biến mất mà c̣n đang đi theo hướng ngược lại. Chúng tôi đang trở thành nguồn gốc của bất ổn và lo ngại, ngay cả với các đồng minh ở châu Âu", thượng nghị sĩ Mỹ Andy Kim, thành viên đảng Dân chủ, nói.
Người châu Âu bị sốc khi ông Trump và cấp phó Vance công kích các trụ cột an ninh lục địa và nỗ lực đạt thỏa thuận với Nga. Cuộc điện đàm một tiếng rưỡi với ông Putin của ông Trump cũng được tiến hành mà không tham vấn trước với Ukraine hay các đồng minh châu Âu.
Khi ông Vance phát biểu trước Hội nghị An ninh Munich, nhiều người tham dự đă kỳ vọng được nghe kế hoạch cụ thể của Mỹ về chấm dứt chiến sự Ukraine, nhưng thay vào đó, Phó tổng thống Mỹ lại chỉ trích châu Âu và cảnh báo nguy cơ lớn nhất với an ninh châu lục "đến từ chính bên trong".
Ông Vance cũng đă gặp lănh đạo đảng cực hữu Sự lựa chọn v́ nước Đức (AfD) Alice Weidel, trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ từng làm như vậy.
Động thái của ông Vance đă gây ra làn sóng bất b́nh ở châu Âu. Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Kaja Kallas ngày 14/2 cho biết ông Vance đang cố "khiêu chiến với chúng tôi, nhưng chúng tôi không muốn đánh nhau với bạn bè của ḿnh".
"Giá trị của cái bắt tay với Mỹ là ǵ? Mọi người giờ không nghĩ họ có thể tin tưởng vào nó ngay cả khi họ đạt thỏa thuận", nghị sĩ Kim nói.
Tháng 7 năm ngoái, các đồng minh NATO đă tập trung tại Mỹ để kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh quân sự lớn nhất thế giới. Dù các quan chức châu Âu lúc đó hiểu rằng liên minh sẽ đối mặt nhiều căng thẳng nếu ông Trump tái đắc cử, họ vẫn choáng váng với những ǵ đang diễn ra.
"Trong các bài phát biểu đầu tiên của cựu bộ trưởng quốc pḥng James Mattis hay cựu phó tổng thống Mike Pence năm 2017, họ đă cố trấn an và thảo luận những ǵ đồng minh có thể làm cùng nhau. Nhưng khi nghe những ǵ ông Hegseth và Vance phát biểu, cảm giác mục tiêu của họ là gây chia rẽ", thượng nghị sĩ Dân chủ Jeanne Shaheen nói.
Tổng thống Zelensky cũng đề cập tới những thay đổi trong thái độ của chính quyền ông Trump. "Vài ngày trước, Tổng thống Trump đă nói với tôi về cuộc điện đàm với ông Putin. Nhưng ông ấy không lần nào đề cập đến việc Mỹ cần châu Âu tham gia. Điều đó nói lên nhiều rất nhiều điều. Những ngày Mỹ ủng hộ châu Âu đă qua", ông nói.
"Đă đến lúc phải tự chịu trách nhiệm và bảo vệ an ninh của chúng ta", Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Pháp Benjamin Haddad nói.
Vấn đề hiện tại với châu Âu là liệu họ có thể vượt qua thách thức an ninh lớn nhất trong nhiều thập kỷ này hay không. Họ sẽ phải đối mặt việc phải tăng ngân sách quốc pḥng ngay lập tức, tạo ra sự đồng thuận chính trị mới, sẵn sàng chấp nhận mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương từ năm 1945 có thể bị phá vỡ mà không thể cứu văn.
"Câu hỏi quan trọng đối với mọi người là chúng ta có thể tin tưởng Mỹ nữa không? Bây giờ mọi người đă bắt đầu nh́n nhận nghiêm túc. Lời cảnh tỉnh tiếp theo cho châu Âu có thể là c̣i báo động không kích", Nico Lange, cựu quan chức quốc pḥng Đức và hiện là thành viên cấp cao Hội nghị An ninh Munich, nói.
VietBF@sưu tập