Thư Viện Việt Nam mừng kỷ niệm 26 năm thành lập, đồng thời giới thiệu sách “Little Saigon Chronicles” của hai tác giả Du Miên-Ngọc Hà.
Sau nghi thức khai mạc, ông Du Miên, một người trong ban tổ chức, giới thiệu Thư Viện Việt Nam là nơi ǵn giữ văn hóa Việt, để người Việt có cơ hội phát triển đến các thế hệ mai sau. Ông cũng nhắc lại công lao của nhóm Ủy Ban Little Saigon nay có nhiều người đă đi xa, trong đó có Đốc Sự Phùng Minh Tiến, và người c̣n lại đến hôm nay là ông Đặng Bá Huy.
Có những vị khách mời kể lại lịch sử từ những năm cuối thập niên 1970 cho đến những năm 1980 -1985, đă góp công h́nh thành Little Saigon từ lúc khởi thủy phát triển cho đến ngày hôm nay.
Đó là Giáo Sư Trần Mạnh Chi, đến Mỹ năm 1975, chủ tịch Hội Sinh Viên Việt Nam đại học Cal State Long Beach 1981, thuộc nhóm sáng lập Tổng Hội Sinh Viên Miền Nam California, từng biểu t́nh tuyệt thực trước ṭa Đại Sứ Thái Lan ở Los Angeles để phản đối hải tặc Thái đàn áp người Việt, và tổ chức hoa hậu áo dài gây quỹ giúp người Việt tị nạn.
Cựu Thiếu Tá Trần Duy Ḥe là người tổ chức hội chợ Tết Quân Lực VNCH đầu tiên của người Việt.
Cựu Thiếu Tá Đặng Bá Huy và Ủy Ban Little Saigon qua bao gian nan để có tên Little Saigon.
Bác Sĩ Vơ Đ́nh Hữu, đồng chủ tịch Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại, là một trong những người đầu tiên đến Hoa Kỳ, từng làm việc lựa rau trong chợ, để tiếp tục học làm bác sĩ trở lại tại Hoa Kỳ.
Ông nói: “H́nh ảnh trong sách tại thư viện Việt Nam cho thấy những người đi khai phá mở đường cho Little Saigon hôm nay. Sách ‘Little Saigon Chronicles’ được dịch sang tiếng Anh, để giới trẻ có thể đọc và hiểu thêm về lịch sử của người Việt tị nạn trên đất Mỹ. Rất mong cuốn sách này có mặt ở những nơi có cộng đồng Việt, khắp thư viện Hoa Kỳ và trên thế giới.”
“Năm mươi năm xa xứ, người Việt tị nạn ở Little Saigon là nơi đông nhất, thành công rất nhiều với tất cả tài năng, đă đóng góp rất nhiều nơi chúng ta đang sống. Nếu đoàn kết lại sẽ chắc chắn rằng một ngày không xa, với tinh h́nh thế giới biến chuyển, chúng ta sẽ trở về trên đất nước Việt Nam thanh b́nh, tự do,” Bác Sĩ Hữu tiếp.
Ông Hứa Trung Lập, một nhà hoạt động cộng đồng, kể Tháng Bảy, 1975, ông ra khỏi trại Camp Pendleton. Năm 1979 mở tiệm Lập-Khiêm Photo để ghi lại h́nh ảnh cho những di dân, để kiếm sống. Ông nói lúc đó ngay góc đường Bolsa và đường Magnolia, 2 giờ chiều là không có ai nhưng Little Saigon phát triển rất mạnh như ngày nay, với sự thành công của người Việt tị nạn, không bao giờ khuất phục trước mọi thế lực.
Thị Trưởng Chí Charlie Nguyễn của Westminster cũng cho biết sơ qua về dự tính của Hội Đồng Thành Phố, sẽ thành lập một trung tâm sinh hoạt cộng đồng Việt Nam, hy vọng sẽ thực hiện được trong nay mai.
Không Quân Nguyễn Văn Chuyên kể lại chuyện tranh đấu khi người Việt tổ chức ngày Quân Lực VNCH 19 Tháng Sáu, bị ông Frank Fry khoảng năm 1987 là nghị viên sau này là thị trưởng Westminster, cấm người Việt không được tổ chức, dẫn đến cuộc vận động rầm rộ kêu gọi biểu t́nh phản đối.
Ông Nguyễn Đức Luận, một nhà hoạt động cộng đồng, nói về diễn hành Tết trên đường Bolsa từ năm 1977 đến 2004, đến giới trẻ tiếp nối sau này.
Ông nói: “Tôi có ba ước mơ, thứ nhất là muốn không c̣n bị cấm diễn hành, thứ hai là mỗi năm vào dịp Tết Nguyên Đán phải có nghi lễ thượng cờ VNCH tại Little Saigon, thứ ba diễn hành là dịp để phô diễn nét đẹp của văn hóa Việt Nam. Và những thế hệ trẻ tiếp nối đă tiếp tục rất thành công.”
Dân Biểu Liên Bang Derek Trần (Địa Hạt 45) cũng có mặt tại buổi kỷ niệm và trao tặng Thư Viện Việt Nam một bằng tưởng lục để vinh danh nơi lưu giữ cho cộng đồng Việt những tài liệu lịch sử quư giá.
Thị Trưởng Chí Charlie Nguyễn và Nghị Viên Mark Nguyễn của Westminster cũng trao một bằng tưởng lục cho Thư Viện Việt Nam.
Nghị Viên Cindy Ngọc Trần của Garden Grove, cũng là một cô giáo, trao bằng khen, cám ơn kư giả Du Miên và cô Ngọc Hà và nhiều người đă góp công sức để có nơi cho giới trẻ học hỏi thêm về văn hóa lịch sử Việt Nam.
Nghị Viên Thái Việt Phan, người Việt đầu tiên đắc cử tại thành phố Santa Ana và là người đă góp công làm nên bục bê tông “Little Saigon” ở góc đường Harbor và đường First ở Santa Ana, trao tặng bằng tưởng lục vinh danh kư giả Du Miên và cô Ngọc Hà.
Nữ nghị viên nhận xét về sách “Little Saigon Chronicles: “Một quyển sách lịch sử phát triển của người Việt ở Little Saigon viết bằng tiếng Anh là rất quư, để các em học sinh sinh viên và dù là cao niên hay trẻ tuổi trong cộng đồng đều có thể học về lịch sử và văn hóa Việt, mong cộng đồng Việt ở khắp nơi đều hợp tác cùng phát triển Little Saigon.”
Thư viện Việt Nam đă bước qua một phần tư thế kỷ, để ǵn giữ tiếng mẹ đẻ, những văn hóa tinh hoa của dân tộc. Sách Anh ngữ “Little Saigon Chronicles” ghi lại lịch sử h́nh thành và phát triển của của cộng đồng Việt tị nạn, từ những gian nan lúc khởi đầu cho đến hôm nay, nơi có người Việt đông nhất hải ngoại.