Bà Anh Thúy – vợ của nhạc sĩ Hồng Đăng cho Dân Việt biết, nhạc sĩ, nhà thơ Thụy Kha vừa qua đời trưa nay (ngày 13/3) tại Bệnh viện Quân đội 108, hưởng thọ 75 tuổi.
Bà Anh Thúy cho biết, nhạc sĩ Thụy Kha phát hiện bị ung thư đại tràng năm ngoái. Lúc mới bị bệnh, ông được gia đ́nh đưa vào điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, sau đó chuyển qua Bệnh viện Quân đội 108.
Thời gian gần đây, sức khỏe của nhạc sĩ Thụy Kha có phần yếu đi nhiều. Ông bị nhiễm khuẩn đa kháng sinh. Dù đă được tiêm kháng sinh hiện đại và đắt tiền nhất nhưng do sức khỏe của ông quá yếu nên đă trút hơi thở cuối cùng vào trưa nay (ngày 13/3). Đây là một sự mất mát vô cùng lớn đối với gia đ́nh, bạn bè và giới âm nhạc Việt Nam.

Nhạc sĩ Thụy Kha. Ảnh: TL
Theo Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng, nhạc sĩ Thụy Kha là người chơi hết ḿnh, sống hết ḿnh và yêu cũng hết ḿnh. Ông là tác giả của 15 bản hợp xướng hoành tráng cùng những bộ sách về tân nhạc Việt Nam.
"Thụy Kha là một người rất đa tài. Anh ấy không chỉ sáng tác âm nhạc mà c̣n cả phê b́nh - tiểu luận về âm nhạc, sáng tác văn chương và viết báo. Lĩnh vực nào anh ấy cũng thành công và đều có những tác phẩm lớn để lại cho cuộc đời. Riêng với âm nhạc, anh được xem là "pho từ điển sống" bởi anh am hiểu, uyên bác và nhớ rất siêu các sự kiện. Có lẽ v́ thế mà anh ấy từng được Đài Truyền h́nh Việt Nam mời làm cố vấn rất nhiều chương tŕnh âm nhạc lớn", Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng cho biết.
Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long chia sẻ: “Nghe tin nhạc sĩ Thụy Kha vừa rời cơi tạm mà bất ngờ quá. Trước Tết, tôi cùng nhạc sĩ Giáng Son và nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa vào thăm anh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, anh tươi cười và vui vẻ cho biết đă khoẻ lên, sắp hết một đợt điều trị và chuẩn bị xuất viện. Mấy anh em tṛ chuyện với nhau thật nhiều. Anh vui v́ được bạn bè thương yêu, đồng hành trong những ngày chiến đấu với bệnh tật. Anh cũng bảo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho anh.
Mấy anh em nói nhiều về âm nhạc, về những câu chuyện âm nhạc thời tiền chiến, cách mạng, về những nhân vật âm nhạc lừng lẫy một thời giờ chắc chỉ có anh là người nắm rơ. Chia tay anh buổi tối cuối năm, 3 chúng tôi bảo nhau thi thoảng ghé nói chuyện để anh vui, và hẹn nhau sau Tết, sau Live concert của Giáng Son sẽ chạy qua thăm anh, nhưng việc cứ liên tiếp, chưa kịp thăm th́ nhận tin anh không c̣n trên cơi tạm này nữa”.
Nhạc sĩ Thụy Kha đă để lại gia tài âm nhạc phong phú
Nhạc sĩ Thụy Kha sinh năm 1949 tại Vĩnh Bảo, Hải Pḥng. Từ nhỏ, ông đă có mặt ở Dàn hợp xướng Hải Âu của thanh niên, học sinh Hải Pḥng và bắt đầu viết ca khúc từ những năm tháng c̣n là sinh viên.
Ông bắt đầu viết báo về âm nhạc từ năm 1977, nhưng phải từ năm 1988 đến nay, những vấn đề âm nhạc ông nêu ra mới càng ngày càng được dư luận chú ư. Ông đă có những cuốn sách viết về âm nhạc được ấn hành như: Văn Cao - người đi dọc biển (Nxb Lao Đông, 1992), Nửa thế kỷ Tân nhạc Việt Nam (Nxb Đà Nẵng, 1998), Những gương mặt âm nhạc thế kỷ (2000), Nguyễn Thiện Đạo - nhạc sĩ bị giời đày, Huy Du - đời và nhạc…
Ngoài viết báo, phê b́nh tiểu luận về âm nhạc, ông c̣n sáng tác ca khúc và tham gia làm các phim âm nhạc hoặc văn học. Từ năm 2008 đến nay, ông viết nhiều hợp xướng có giá trị như: Miền Trung (thơ Hoàng Trần Cương), Quy Nhơn (thơ Văn Cao). Đă xuất bản hai CD tác phẩm Miền yêu dấu và T́nh ca cây cầu (2009).
Ông đă có một số ca khúc cho thiếu nhi và người lớn được ấn hành và thu thanh ở Đài tiếng nói Việt Nam như: Qua cầu Hàm Rồng, Kỷ niệm rừng Lào, Âm vang nhà máy, Lời ru mùa thu, Trong mắt má yêu thương, Em yêu thiên nhiên, Khúc hát mùa hè… Đặc biệt bài Mùa Xuân bao điều lạ (phỏng thơ Định Hải) được nhiều thế hệ thiếu nhi ghi nhớ.
Ông cũng có nhiều bài thơ được phổ nhạc như: Trong ta thu về (nhạc Chu Minh), Chiều không em (nhạc Huy Du), Chiều không em (nhạc Phú Quang), Về Hải Pḥng (nhạc Phú Quang)… Nhạc sĩ Thụy Kha từng đoạt nhiều giải thưởng âm nhạc và các giải về lư luận của Hội Nhạc sĩ Việt Nam liên tục từ năm 1996 đến năm 2006.
VietBF@sưu tập