Cư dân viện dưỡng lão và người hưởng lương hưu chỉ là một trong số hàng ngàn nạn nhân của mạng lưới lừa đảo với quy mô lớn hoạt động từ Tbilisi, Gruzia.

(Minh họa)
Ben Fogle gốc Anh, người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng, đã cảnh cáo trên Instagram hồi năm 2024:
"Đoạn deepfake của tôi trên This Morning quảng cáo tiền mã hóa là lừa đảo". Nhưng nhiều người vẫn bị dính bẫy.
Một trong số người đó là Mark, một giám đốc nhượng quyền tại Anh. Chỉ sau một cú nhấp chuột vào video giả mạo của Fogle, anh đã bị dẫn dụ đầu tư vào
AdmiralsFX. Ban đầu chỉ với 250 bảng Anh, nhưng sau một tháng, anh mất sạch toàn bộ 27,000 bảng Anh tiền tiết kiệm.
"Tôi đã xem video của Ben Fogle về giao dịch tiền mã hóa", Mark nhớ lại, kể về cách thức mà đoạn clip đã quảng cáo một nền tảng giao dịch tiền mã hóa có tên
AdmiralsFX.
Nhưng Mark không phải là nạn nhân duy nhất. Quy mô của vụ lừa đảo này lần đầu tiên được tiết lộ nhờ vào số lượng dữ liệu rò rỉ khổng lồ do kênh truyền hình Thụy Điển
SVT và Dự án Phòng chống Tội phạm và Tham nhũng Quốc tế (
OCCRP) chia sẻ với tờ
Guardian cùng các đối tác trong giới truyền thông quốc tế.
Ít nhất có 6,179 người đã bị lừa gạt từi một đường dây gian lận được vận hành từ 3 văn phòng cao cấp tại Tbilisi, Gruzia. 85 nhân viên trung tâm gọi điện đã tìm cách chiếm đoạt 35 triệu USD kể từ năm 2022.
Họ đã cho điều phối số tiền này qua một mạng lưới rửa tiền tinh vi đến mức gần như không có ai phát hiện ra. Đáng sợ hơn, hoạt động này dường như vẫn còn đang tiếp diễn.
Mạng lưới lừa đảo
Nhìn lại, những dấu hiệu cảnh báo lừa đảo xuất hiện ở khắp mọi nơi.
AdmiralsFX, nền tảng kêu gọi đầu tư tiền số mà Mark sử dụng, trước đó đã bị Cơ quan Kiểm soát Tài chính Vương quốc Anh cảnh cáo là một trang web lừa đảo. Một tên tuổi lừa đảo có liên quan khác,
Golden Currencies, cũng đã bị dán nhãn tương tự.
Số tiền bị lấy cắp bởi nhóm ở Tbilisi là rất lớn, nhưng còn có những mạng lưới lừa đảo với quy mô lớn hơn.
Số liệu bị rò rỉ ra có tiết lộ về một băng nhóm thứ hai, điều hành các trung tâm gọi điện từ Bulgaria, Síp và Tây Ban Nha, được điều hành từ Israel, đã kiếm được 240 triệu USD trong 3 năm qua.
Tuy nhiên, số liệu thu thập của nhóm lừa đảo tại Gruzia đã cung cấp một góc nhìn chi tiết hơn: những kẻ lừa đảo đã cho ghi lại các cuộc trò chuyện của họ với nạn nhân, lưu trữ hơn 1 triệu cuộc gọi.
Nhóm này sử dụng Deepfake nổi tiếng, cho đặt quảng cáo giả mạo trên mạng xã hội và điều hành một hệ thống rửa tiền rất tinh vi. Mỗi nạn nhân tiềm năng bị dụ dổ bỏ tiền đầu tư sẽ giúp đám đồng bọn tiếp thị hưởng tiền hoa hồng từ 500 đến 1,750 USD. Những người sinh sống ở Anh, Canada bị nhắm đến nhiều nhất. Đường dây này còn thuê cả nhân viên nói tiếng Đức, Tây Ban Nha và Ả Rập.
Số cuộc gọi đi từ 5/2023-7/2024, trong đó gần một nửa cuộc gọi lừa đảo nhắm vào người Anh. (Ảnh: Guardian/OCCRP)
Danh sách nạn nhân trải dài từ một bác sĩ 74 tuổi mất 50,000 bảng Anh, một bệnh nhân 64 tuổi bị lừa lúc đang điều trị, đến bà Lucy, 61 tuổi, mất toàn bộ quỹ hưu trí với cả 100,000 bảng Anh. Thậm chí, một cựu nhân viên Sở Giao dịch Chứng khoán London cũng bị lừa đến 162,000 bảng Anh. Và còn hàng ngàn nạn nhân khác nữa trong danh sách ày.
Tài liệu bị rò rỉ còn tiết lộ ra cách thức hướng dẫn đào tạo, tin nhắn nội bộ, bảng lương và phương cách giúp họ né tránh hệ thống ngân hàng. Gần 45% cuộc gọi lừa đảo nhắm vào Vương quốc Anh, gây ra mức tổn thất gần 9 triệu bảng Anh.
Nhưng câu hỏi đặt ra: Nếu ban đầu chỉ bị dụ bỏ tiên đầu tư với vài trăm bảng, tại sao có nhiều người lại mất hàng trăm ngàn bảng Anh? Mạng lưới này đã thao túng tâm lý và khai thác lòng tin như thế nào?
Mồi câu thật hoàn hảo
Trong tổ chức lừa đảo này, Meri Shotadze nắm chịu trách nhiệm áp đặt cái gọi là
"KPI" với đội ngũ
"cầm chân khách hàng" tinh nhuệ của tổ chức. Công việc của họ là thuyết phục nạn nhân hãy tiếp tục rót tiền vào để có tiền lời cao hơn.
Tháng 2/2024, nhóm bảy người của cô Shottadze đạt được doanh thu lên đến 420,000 USD. Hồ sơ rò rỉ và các bài đăng trên mạng xã hội cho thấy họ đã được trả lương hậu hĩnh, đồng thời tận hưởng những buổi tiệc thật xa hoa.
Những phần thưởng có giá trị cao như đồng hồ Rolex càng thúc đẩy họ làm việc cật lực hơn, trong khi các bữa tiệc hoành tráng với các vũ công cabaret và chiếc bánh lát vàng khổng lồ giúp củng cố sự trung thành với sếp lớn.
Những bữa tiệc xa hoa với các vũ công cabaret nhằm khích lệ nhân viên. (Ảnh: The Guardian)
Các nhân viên tinh nhuệ này tiếp nhận khách hàng từ những nhân viên mới, những người đảm nhiệm các khoản đầu tư ban đầu từ các quảng cáo trên mạng xã hội. Sau đó, họ sẽ
"tận tình chăm sóc" nạn nhân, hứa hẹn rằng một chuyên gia giàu kinh nghiệm hơn sẽ giúp cho họ làm giàu nhanh chóng.
Nhiều nạn nhân đã dừng lại ở giai đoạn này. Nhưng với một số người khác, đây mới chỉ là khởi đầu của cơn ác mộng dài. Hồ sơ nội bộ của nhóm lừa đảo tại Gruzia cho thấy, trong số khoảng 2,000 nạn nhân bị thuyết phục đầu tư những khoản tiền lớn nhất, có 652 người đến từ Anh.
Nạn nhân tiếp tục nộp tiền vì sự gắn kết tình cảm mà các nhân viên đã tạo dựng với họ. Trên những chuyến đi làm về dài dằng dặc, Mark vô tư chia sẻ về mối giao tiếp với bạn gái của mình, trong khi
"Liliana",
"cố vấn ttham khảo" của anh liên tục kể lễ về những đứa con của cô.
Bà Theresa, sống một mình trong viện dưỡng lão, dường như rất khao khát những cuộc trò chuyện với cô
"Mary", người
"cố vấn ngọt ngào nhiều mặt" của bà. Họ trò chuyện, thậm chí đôi khi cãi nhau như hai chị em ruột. Nhiều nạn nhân còn để cho những kẻ lừa đảo điều khiển điện thoại hoặc máy tính của họ từ xa thông qua ứng dụng
AnyDesk vì họ không thành thạo kỹ thuật máy tính.
Ngay cả khi có sự nghi ngờ, chúng cũng bị dập tắt nhanh chóng.
"Mỗi lần tôi giúp cho cô đều có kết quả tốt. Sao cô lại nghi ngờ?" Mary nói với bà Theresa.
"Cô là người bạn tốt nhất của tôi".
Vậy là bà Theresa tiếp tục nộp thêm tiền, tin rằng khoản lợi nhuận khổng lồ sắp được rút ra. Nhưng trên thực tế, số tiền bà bị mất cứ ngày một tăng.
Dấu vết lừa đảo
Các ngân hàng có hệ thống bảo vệ khách hàng khỏi bọn tội phạm về tài chính. Nhưng những kẻ lừa đảo đã tìm ra mọi cách để lách luật: hướng nạn nhân sử dụng các ngân hàng kỹ thuật số mới nổi, còn gọi là
"ngân hàng thách thức". Thông tin bị rò rỉ cho thấy những ngân hàng này xuất hiện với số lần nhiều đến đáng ngạc nhiên so với phần thị trường thực tế của họ.
Revolut, ngân hàng mới vừa nhận giấy phép hoạt động tại Anh vào năm ngoái, dường như là sự lựa chọn phổ biến nhất. Trong số 1,000 nạn nhân có thông tin ngân hàng được liệt kê ra, có 154 người đang sử dụng
Revolut này.
Đối với các nạn nhân người Anh, ngân hàng
Revolut vẫn chiếm vị trí số một (119 người), tiếp theo là
Kroo, một ngân hàng số mới khác (50 nạn nhân). Thương hiệu ngân hàng trực tuyến
Chase của
JP Morgan cũng nằm trong top 10 với 14 nạn nhân.
Sau khi nhiều danh tính bị bại lộ ra, văn phòng công tố viên Gruzia đang cho điều tra mạng lưới này, trong khi các nghị sĩ Anh kêu gọi phải có hành động khẩn cấp hơn. Tuy nhiên, Tbilisi cách London đến 7 giờ bay, một khoảng cách xa đối với cơ quan thực thi pháp luật Anh.
"Tôi đã báo cáo vụ này với Action Fraud, nhưng cảnh sát nói họ không thể làm được gì", Derek chia sẻ. Trong khi đó, Mark chấp nhận khoản tiền đã mất và quyết định làm điều mà Ben Fogle từng cố gắng làm cho anh: lên tiếng mạnh mẽ để giúp cho thế hệ trẻ không bị rơi vào bẫy lừa đảo tương tự này.