Boeing mất đơn hàng “khủng”, Airbus đắc lợi. Boeing đă để đơn hàng bán 292 máy bay một lối đi cho 4 hăng hàng không Trung Quốc vào tay Airbus giữa lúc quan hệ Mỹ và Trung Quốc lạnh nhạt.
Thỏa thuận hàng không lớn nhất trong 1 ngày
Đầu tháng 7 này, Tân Hoa Xă (Trung Quốc) đưa tin, 4 hăng hàng hàng không lớn nhất Trung Quốc là Southern Airlines, Air China, China Eastern Airlines và Shenzhen Airlines thông báo mua tổng cộng 292 máy bay A320 từ hăng sản xuất máy bay Airbus.
Đây là một trong những thỏa thuận hàng không lớn nhất đạt được trong 1 ngày. Tuy nhiên, toàn bộ chi tiết lô hàng và giá từng chiếc máy bay không được tiết lộ.
Đơn hàng gần 300 chiếc máy bay với Airbus đạt được chỉ ít lâu sau khi hăng hàng không China Southern quyết định hủy đơn hàng mua 100 máy bay Boeing 737 MAX - đối thủ cạnh tranh trực tiếp với A320, với lư do “không chắc chắn về việc giao hàng”.
Hăng hàng không có trụ sở tại Quảng Châu này cũng là hăng đầu tiên tuyên bố tạm dừng bay đối với máy bay Boeing 737 MAX vào năm 2019 sau các vụ tai nạn chết người liên quan tới loại máy bay này xảy ra tại Indonesia và Ethiopia.
China Southern quyết định sẽ giảm số lượng máy bay Boeing do hăng vận hành xuống c̣n 78 chiếc tính đến năm 2024, so với mức 181 chiếc trong dự báo hồi tháng 3.
A320, loại máy bay một lối đi có thể chở khoảng 150 - 180 hành khách, có giá niêm yết khoảng 101 triệu USD. Nếu mua máy bay số lượng lớn, bên mua có thể được hưởng chiết khấu tới một nửa so với tổng giá niêm yết.
Dù giảm giá c̣n một nửa th́ đây cũng một trong những thương vụ sinh lợi lớn nhất có lợi của hăng sản xuất máy bay tại khu vực châu Âu.
Quyết định mua thêm máy bay Airbus thay v́ Boeing cho thấy Mỹ và Trung Quốc vẫn đang sa lầy vào nhiều tranh chấp thương mại từ thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Boeing chua chát
Việc mất trọn đơn hàng “khủng” vào tay Airbus khiến Boeing đă có những phát ngôn mà phía Trung Quốc nhận định là đầy chua chát: “Là một nhà xuất khẩu hàng đầu của Mỹ và có mối quan hệ hơn 50 năm với ngành hàng không Trung Quốc, Boeing thực sự thất vọng v́ những khác biệt trong chính trị đă cản trở hoạt động xuất khẩu máy bay”.
Đồng thời, phía Boeing thúc giục chính phủ Mỹ phải có động thái. Hăng tin Bloomberg dẫn lời người phát ngôn Boeing cho biết: “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Chính phủ Mỹ - Trung Quốc thực hiện đối thoại thiết thực v́ lợi ích kinh tế chung của ngành hàng không. Trong lịch sử, doanh số máy bay của Boeing với Trung Quốc đă giúp mang về hàng chục ngh́n việc làm cho người Mỹ và chúng tôi hy vọng việc đặt hàng và giao hàng sẽ sớm được tiếp tục trở lại”.
Quan hệ với Mỹ và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong hơn 4 thập kỷ qua với rất nhiều tranh chấp từ chiến tranh thương mại đến căng thẳng trên eo biển Đài Loan và Biển Đông.
Đến thời điểm này, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn đang cân nhắc việc quyết định giảm thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Một số nguồn thạo tin cho hay ông chủ Nhà Trắng dự kiến sẽ thảo luận về vấn đề thuế quan với các cố vấn nhưng không rơ khi nào ông Biden sẽ đưa ra quyết định.
Máy bay Boeing 737 MAX hoàn tất tại nhà máy ở Trung Quốc
Các cuộc thảo luận dự kiến xoay quanh mức thuế được quy định trong “Mục 301” được áp đặt vào năm 2018 và 2019 dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump đối với lượng hàng hóa trị giá 370 tỷ USD (tính vào thời điểm đó) của Trung Quốc.
Chính quyền Tổng thống Trump viện dẫn cáo buộc phía Trung Quốc đă đánh cắp tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp Mỹ khiến Washington phải áp tăng thuế này.
Trong khi quan hệ đôi bên chưa biết bao giờ ấm lên, đơn hàng hời vừa tuột khỏi tay, Boeing c̣n đang lưu kho khoảng 150 máy bay thuộc họ 737 MAX chưa giao được cho các hăng hàng không Trung Quốc v́ “tắc” về thủ tục tái cấp phép cho máy bay này hoạt động trở lại ở Trung Quốc.
Kể cả khi Bắc Kinh có khơi thông thủ tục để 737 MAX quay trở lại th́ các hăng hàng không c̣n mất khá nhiều thời gian để hoàn tất các thủ tục, quy tŕnh khác như đào tạo phi công và nhiều vấn đề logistics khác trước khi đưa vào khai thác thương mại.
Trong khi tiến tŕnh đang rất chậm, việc Trung Quốc chuyển sang mua máy bay Airbus sẽ càng khiến quá tŕnh này thêm tŕ trệ hơn.
Liệu Airbus có đáp ứng đủ nhu cầu?
Về phần ḿnh, nhận được đơn hàng lớn, Airbus cho rằng, việc Trung Quốc đặt hàng số lượng lớn như vậy thể hiện quốc gia có thị trường hàng không lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ đang cho thấy những động lực để hồi phục sau đại dịch Covid-19.
Trung Quốc đang là thị trường hàng không phát triển nhanh nhất với cả Airbus và Boeing. Cả hai nhà sản xuất máy bay này đều đă xây dựng nhà máy lắp ráp hoàn thiện máy bay tại Trung Quốc như nhà máy của Airbus tại Thiên Tân và Boeing tại Châu Sơn.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu Airbus có thể nhanh chóng lấp đầy nhu cầu của Trung Quốc trong khung thời gian ngắn hay không? Nhà sản xuất máy bay của châu Âu đang bị chậm giao hàng v́ tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Số lượng máy bay giao hàng tháng thấp hơn mục tiêu đề ra và c̣n tồn đọng khoảng 6.000 máy bay thuộc ḍng A320 chưa giao.
Nếu họ không thể đáp ứng th́ đồng nghĩa Bắc Kinh cũng có thể phải sớm tái phê chuẩn Boeing 737 MAX và làm ấm lại quan hệ giữa Boeing và Trung Quốc
VietBF@ sưu tập
|