Internet mạnh nhưng không phải là toàn năng. Sự thật là cuộc sống của chúng ta đang bị internet đe dọa trong khi chúng ta lệ thuộc nó quá nhiều.
Đã hơn 50 năm, kể từ khi internet hiện diện trong đời sống con người. Ra đời trong Chiến Tranh lạnh, Internet giờ đây đã mở ra một thay đổi lớn nhất trong xã hội (sau cuộc Cách Mạng Công Nghiệp). Internet đã mang đến cho đời sống con người rất nhiều điều tốt đẹp.
Sau thời kỳ internet bùng nổ, mà đỉnh điểm là sự ra đời và phát triển của mạng xã hội, người ta nghĩ rằng internet là một lục địa vô hạn, liên kết các Châu lục lại với nhau. Khoảng cách giữa các châu lục chỉ cách nhau vài giây thông qua đường internet. Chưa kể đến công nghệ real-time (cập nhật theo thời gian thực) mà các chuyên gia đang sử dụng để tối ưu hoá hệ thống, giúp cho con người chạm đến thông tin ngay tức thời và bất chấp khoảng cách địa lý.
Đế chế Google ra đời, mang hết các sự vật, sự việc, vật dụng hữu hình và vô hình vào hệ thống phân tích và quy tất cả thành thông tin mà ai cũng có quyền truy xuất. Không dừng lại ở những nơi có người sinh sống, riêng với Google Maps của hãng này, thông tin đã được lấy từ phía bên ngoài trái đất nhờ các vệ tinh.
Những tiến bộ này cho thấy chúng ta đang là những nhân chứng sống của lịch sử nhân loại khi chứng kiến sức mạnh bùng nổ của internet trong thế kỷ @. Tuy nhiên, Internet mạnh nhưng không phải là toàn năng. Xét ở góc độ xã hội, chúng ta nhận thức rất mờ nhạt về những mặt trái của Internet lên tâm lý, kinh tế và văn hoá. Liệu chúng ta có thể sống an toàn và hạnh phúc trong môi trường internet này không?
Có thể bạn không quan tâm lắm hay không ý thức rõ về thế giới internet mà chúng ta đang là một thành phần trong đó. Nhưng tôi kêu gọi bạn, hãy suy ngẫm về điều này, đừng để cho tới khi có ai đó gọi tên chúng ta bằng một mã số như cách mà Google đặt mã cho hơn 55,000 nhân viên của mình. Hay như trong các phim khoa học viễn tưởng, họ có thể điều khiển bạn thông qua 1 cái nút trên màn hình.
Dưới dây là 10 điều mà bạn cần suy ngẫm về thế giới internet mà bạn đang sống. Nghe có vẻ tiêu cực. Nhưng đây thật sự là những gì đang diễn ra.
1. Thay vì chia đều quyền lực và sự thịnh vượng thì giờ đây, internet tạo ra các đế chế độc quyền của thế kỷ 21 có tên Amazon & Google.
2. Thay vì internet ra đời giúp cho nhiều người thất nghiệp trong xã hội có việc làm, thì nó lại cho ra đời 1 công ty khởi nghiệp có tên WeChat. Trị giá của WeChat lên tới 19 triệu đô mà chỉ cần có 55 nhân viên vận hành tất cả (ghĩa là chỉ có 55 người có việc làm).
3. Khi Snowden rò rỉ thông tin của NSA (Cơ Quan An Ninh Quốc Gia của Hoa Kỳ), thì chúng ta mới ngộ ra một điều: thay vì tạo ra một xã hội lành mạnh và minh bạch hơn, internet đã xâm phạm đời sống riêng tư của chúng ta và cho phép chính phủ cũng như các công ty kinh doanh theo dõi chúng ta 24/24.
4. Thay vì tạo ra một sự thịnh vượng dân chủ, nghĩa là ai cũng được xã hội cung cấp đủ điều kiện để thể làm giàu, thì các công ty khởi nghiệp nhiều tỷ đô của nền kinh tế Thung lũng Silicon, như Airbnb, lại làm cho hố ngăn cách giàu nghèo ngày một sâu và rộng hơn. (Người giàu có tiền mua nhà và tiếp tục giàu nhờ cho người không có nhà thuê, trong khi lẽ ra ai cũng phải có nhà).
5. Thay vì trở thành một cuộc phục hưng về văn hoá, thì qua internet, việc vi phạm bản quyền online hay các nội dung "miễn phí" trên các trang blog và phương tiện truyền thông đã phá huỷ các ngành âm nhạc, báo chí, nhiếp ảnh và xuất bản sách.
6. Thay vì dân chủ được đẩy mạnh, các mạng lưới ẩn danh như Reddit và 4Chan đã trao quyền lực làm luật vào tay đám đông.
7. Thay vì nâng cao lòng khoan dung, thì các mạng lưới cho phép thể hiện bản thân như Twitter và Facebook đang tạo ra một đại dịch trực tuyến phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính và áp bức/ khủng bố.
8. Thay vì trở thành một cuộc phục hưng văn hoá, qua internet người ta tạo ra một thời đại selfie (tự sướng) mới là trung tâm, dành cho cái tôi tự đại và đáng ghét. Nó tên là Instagram.
9. Cái gọi là “sharing economy” (nền kinh tế chia sẻ) trên hệ thống mạng thật ra là nền kinh tế của các doanh nhân ích kỷ đang đối mặt với những thách đố về mặt đạo đức, điển hình như CEO của Uber, Travis Kalanick.
10. Kỷ nguyên internet đặt tất cả chúng ta vào "làm việc" trong một "công xưởng dữ liệu thông tin" như Tumblr và Pinterest. Chúng ta làm việc cật lực, miễn phí, và vui vẻ đến khi họ trở nên giàu có nhờ vào việc chúng ta cung cấp thông tin của bản thân chúng ta cho họ mỗi ngày.
Tiểu luận này nằm trong chuỗi các bài viết của các nhà thuyết trình cho Hội Nghị TNW tại Mỹ vào ngày 10 tháng 12 này. Bài này được viết theo sau tập sách mới của Andrew có tên The Internet is Not the Answer (internet không phải là câu trả lời), sẽ được phát hành vào ngày 6/1/2015.
thegioididong