Các cuộc biểu t́nh đang bùng phát tại nhiều quốc gia châu Âu, bao gồm Slovakia, Serbia, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary, gây áp lực lớn lên các chính quyền không thân phương Tây trong khu vực.
Tại Slovakia, làn sóng biểu t́nh kéo dài ba tháng đă đạt đỉnh vào ngày 21/3, khi hàng ngh́n người đổ ra đường phản đối chính sách của Thủ tướng Robert Fico. Người dân yêu cầu ông từ chức và nhấn mạnh sự ủng hộ của họ đối với Liên minh châu Âu (EU) và NATO.
Biểu t́nh ở Slovakia mang theo cờ Liên minh châu Âu. Ảnh: GI
Hungary cũng đang chứng kiến t́nh trạng bất ổn gia tăng, khi hơn 50.000 người biểu t́nh tại Budapest vào ngày 15/3 để phản đối Thủ tướng Viktor Orban. Ông Orban, một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đă có những động thái chống lại EU và phản đối tư cách thành viên EU của Ukraine.
Ở Romania, các cuộc biểu t́nh bùng nổ sau khi chính quyền cấm ứng cử viên cực hữu Calin Georgescu tham gia cuộc bầu cử lại tổng thống vào tháng 5 tới. Ông Georgescu bị bắt vào cuối tháng 2 do bị cáo buộc "gian lận bầu cử và có sự can thiệp từ Nga" - cáo buộc mà Nga phản đối mạnh mẽ.
Tại Serbia, người dân biểu t́nh từ tháng 11/2024 và đạt đỉnh vào ngày 21/3 để phản đối chính quyền của Tổng thống Aleksandar Vučić. Mặc dù không phải là đồng minh trực tiếp của Tổng thống Putin, ông Vučić vẫn duy tŕ quan hệ thân thiện với Moscow và từ chối áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng rơi vào khủng hoảng chính trị sau khi Thị trưởng Istanbul, ông Ekrem Imamoglu, bị bắt vào ngày 22/3. Việc bắt giữ đối thủ chính trị hàng đầu của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đă làm dấy lên các cuộc biểu t́nh tại hơn 10 thành phố, với hơn 1.000 người bị bắt giữ.
Ngoài ra, Georgia đă trải qua ba tháng vật lộn với biểu t́nh khi người dân phản đối việc chính quyền đ́nh chỉ các cuộc đàm phán gia nhập EU. Đảng Giấc mơ Georgia cầm quyền đang theo đuổi cách tiếp cận trung lập với cuộc xung đột Nga - Ukraine, và không có kế hoạch áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga với lư do lợi ích quốc gia.