Lần đầu tiên đi xa một ḿnh bằng xe máy, Kim Châu (30 tuổi) đă ghé thăm 34 tỉnh, thành phố với chi phí khoảng 50 triệu đồng.
Ngày 6/8/2020, không lên xe đi làm sớm như thường lệ, Kim Châu lúi húi sắp xếp túi hành lư gần 30 kg trên chiếc xe máy Wave đỏ, chuẩn bị xuất phát từ TP HCM đi xuyên Việt. Dù khóc lo lắng cho con, mẹ và bà ngoại Châu không ngăn cản v́ thấy được sự quyết tâm của cô.
"Thời gian đó ḿnh vô cùng căng thẳng khi dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và công việc, v́ vậy ḿnh muốn đi một lần để trốn thoát khỏi sự ngột ngạt, biết bản thân thực sự muốn ǵ, chứ không quan trọng bao lâu, bao xa", Châu kể lại.
Hành trang Châu mang theo là vài bộ quần áo, thực phẩm ăn liền, lều trại, thiết bị quay go pro... Sau khi đến Nha Trang (Khánh Ḥa), dự tính đường đi miền Bắc sẽ khó khăn hơn Châu đă gửi bớt những đồ không cần thiết về Sài G̣n để tránh cồng kềnh.
Hành trang Châu mang theo là vài bộ quần áo, thực phẩm ăn liền, lều trại, thiết bị quay go pro... Sau khi đến Nha Trang (Khánh Ḥa), dự tính đường đi miền Bắc sẽ khó khăn hơn Châu đă gửi bớt những đồ không cần thiết về Sài G̣n để tránh cồng kềnh.
Trước đó, nhiều người cho rằng Châu sẽ chỉ đi đến Vũng Tàu rồi sẽ quay về nhưng từ đây, cô đă tiếp tục lái xe qua các tỉnh miền Trung, hướng về các tỉnh miền núi phía Bắc trước khi dừng chân tại Hà Nội, gửi xe máy và bay về TP HCM v́ dịch Covid-19. Trong 102 ngày xuyên Việt, cô được khám phá những vùng đất lần đầu tiên đặt chân đến như vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận), Y Tư (Lào Cai), cực Tây A Pa Chải (Điện Biên) hay cắm trại ở cực Đông trên đất liền Mũi Đôi (Khánh Ḥa).
"Càng đi càng thấy đất nước ḿnh đẹp quá, con người ở mọi vùng miền đều thân thiện. V́ vậy nên chuyến đi dự trù 2 tháng đă thành 3 tháng", Châu cười và nói. Trên gần 6.000 km đường đi, Châu cũng đôi lần gặp phải sự trêu ghẹo, thủng xăm xe, lạc đường v́ mất sóng điện thoại hay ở trong homestay một ḿnh v́ vắng bóng khách du lịch... Sự cố nặng nhất là ngă xe trên đường đi Hà Giang, khiến đầu gối cô bị tổn thương không thể đi xe máy nên phải ở lại homestay 2 tuần.
Tuy nhiên, Châu cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ, quan tâm từ những người cô gặp trên đường đi. Trong lần bị ngă xe, gia đ́nh chủ homestay là người Tày mời cô cùng ăn trưa, ăn tối hay gói bánh chưng gù. Ngoài ra, họ cũng đề xuất giảm giá pḥng để giúp cô tiết kiệm chi phí.
Hay lần khác khi đến vịnh Vĩnh Hy, nơi Châu tưởng chừng như không có ǵ để tham quan, cô được gặp một người bạn mới tên Dương, là người địa phương cho thuê cano. Khi Dương ngỏ ư có thể giúp được ǵ không, với "sự cảnh giác của con gái Sài G̣n", Châu từ chối lập tức v́ ngỡ bị trêu ghẹo. Sau khi tṛ chuyện và hỏi thăm, cô đồng ư cùng anh đi thăm lặn ngắm san hô, tham quan Công viên Đá, vườn nho Ninh Thuận...
"Trong chuyến đi do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ḿnh không thấy được không khí của du lịch nhưng là lần đầu tiên ḿnh cảm nhận được t́nh cảm giữa người và người một cách sâu sắc nhất. Đặc biệt, những người làm du lịch cũng rất yêu và sẵn sàng giới thiệu cho du khách biết về vùng đất họ lớn lên hoặc đang ở lại", Châu chia sẻ.
Trong chuyến đi, Châu thường lựa chọn ở homestay pḥng tập thể để tiết kiệm. Chi phí trung b́nh là 500.000 đồng/ngày cho việc ăn uống, ở homestay, đổ xăng xe... Cô cũng chia sẻ, để thực hiện một chuyến đi an toàn th́ nên lập kế hoạch chi tiết các điểm đến, hỏi ư kiến những người có kinh nghiệm trước đó. Ngoài ra khi đi một ḿnh cũng cần lái xe đúng tốc độ, chấp hành luật giao thông. V́ là con gái và đi một ḿnh, cô cũng không di chuyển hay tham quan khi trời tối, trong hành lư luôn đầy đủ đồ cắm trại.
Giữa tháng 11/2020, Châu về TP HCM an toàn và tập trung vào công việc kinh doanh homestay, với bài học sau chuyến đi "luôn đối xử với người khác bằng cái tâm và t́nh yêu vùng đất ḿnh đang sống". Cô cho biết sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, có thể cô sẽ tiếp tục hành tŕnh đi phượt.
|
|