
Nhiều người cứ thấy lạnh là lập tức cạo gió, lấy máy sấy, xông hơi… Nhưng bạn có biết: nếu cơ thể bạn bị lạnh là do dương khí bên trong suy yếu (nội hàn), th́ những cách đó không những không giúp ích mà c̣n làm bệnh nặng hơn?
Người có thận dương vững th́ ít khi bị nhiễm hàn, c̣n người có thận dương kém th́ mới dễ bị hàn khí xâm nhập.
Vấn đề là nhiều người không phân biệt được “nội hàn” và “ngoại hàn”, nên cứ thấy lạnh là xử lư theo kiểu… trị cảm mạo. Nhưng nội hàn – tức hàn do cơ thể sinh ra từ bên trong – lại cần cách chữa hoàn toàn khác.
⸻
Phân biệt Nội Hàn và Ngoại Hàn
1. Nội Hàn (Hàn sinh ra từ bên trong)
• Nguyên nhân: Dương khí trong cơ thể suy yếu, cơ thể vốn thuộc thể hư hàn
• Diễn biến: Âm thầm, kéo dài
• Triệu chứng: Sợ lạnh, chân tay lạnh, nôn nước trong, ăn ít, tiêu chảy, mệt mỏi.Tuỳ từng phần dương khí của các tạng phụ khác nhau mà ó thể xuất hiện các bệnh lư như: thận dương hư, tâm dương hư, tỳ vị hư hàn…
• Lưỡi: Nhạt, rêu trắng mỏng
• Mạch: Trầm, tŕ, yếu
• Điều trị: Ôn trung, bổ dương, tán hàn
2. Ngoại Hàn (Hàn từ môi trường bên ngoài xâm nhập)
• Nguyên nhân: Gặp lạnh đột ngột, bị phong hàn xâm nhập
• Diễn biến: Khởi phát nhanh, cấp tính
• Triệu chứng: Sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, đau đầu, đau ḿnh mẩy, đau khớp (càng lạnh càng đau)
• Lưỡi: B́nh thường hoặc rêu trắng mỏng
• Mạch: Phù, khẩn (nổi, căng)
• Điều trị: Phát tán phong hàn – sử dụng thuốc giải biểu, cạo gió, xông hơi, đánh cảm… giúp tà khí thoát qua mồ hôi.
⸻
Lưu ư:
Nội hàn và ngoại hàn tuy khác nhau nhưng lại có mối liên hệ mật thiết. Người bị nội hàn do dương khí suy sẽ càng dễ nhiễm thêm ngoại hàn. Ngược lại, khi ngoại hàn xâm nhập, nếu không xử lư đúng cách sẽ càng làm hao tổn dương khí, khiến nội hàn nặng thêm.
V́ vậy, khi cơ thể lạnh, hăy xem xét kỹ nguyên nhân để chọn đúng phương pháp – tránh “trị sai cách” khiến bệnh càng trầm trọng hơn!
VietBF@sưu tập