Mới đây, báo chí TQ đă có những bài phân tích mổ xẻ khá sâu về sức mạnh của tàu tuần duyên LCS1 của Mỹ cùng với những nhận định khả năng Mỹ sẽ xuất khẩu loại tàu tuần duyên này sang quốc gia thứ 2.
Theo đó tờ CNI phân tích, LSC-1 (Littoral Combat Ship) là tàu tác chiến ven bờ đầu tiên của hải quân Mỹ và cũng là chiếc đầu tiên trong số 6 tàu thuộc lớp “Tự Do” (Freedom). Ngoài 6 tàu lớp này, hải quân Mỹ c̣n 6 tàu thuộc lớp “Độc Lập” (Independence).
Tàu tác chiến ven bờ LSC-1 lớp “Freedom” là sản phẩm của hăng Lockheed Martin có tính năng tàng h́nh ưu việt, được thiết kế theo kiểu đóng rời và lắp ghép các modul nhiệm vụ. Nó chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ tác chiến tác chiến mặt nước, chống ngầm và chống thủy lôi.
LCS-1 có chiều dài 115,3m, chiều ngang 17,5m, mớn nước 3,9m, lượng giăn nước 3.139 tấn. Tàu có tầm hoạt động 4500 hải lư (8000km), với tốc độ tuần hành 16 hải lư/giờ (28,8km/h) và 4300 hải lư (770km) với vận tốc 18 hải lư/h (32km/h), thời gia tác chiến liên tục 20 ngày.
Tàu có 1 sàn đỗ với 1 trực thăng hải quân MH-60R/S “Seahawk” chuyên đảm nhận công tác cứu hộ và chống tàu ngầm (ASW), 1 UAV trinh sát - tấn công MQ-8B “Fire Scout”. Cùng thủy thủ đoàn ước khoảng 40 người.
LSC-1 được trang bị 2 động cơ Tuabin Rolls Royce MT30 và 2 động cơ Diezen và 4 hệ thống động lực phản thủy Rolls Royce, cùng với 4 máy phát điện tổng công suất 3.200kW. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt vận tốc tối đa lên tới 44 hải lư/giờ (81km/h).
Tàu được trang bị hệ thống chiến đấu COMBATSS-21 của hăng Lockheed Martin và hệ thống sonar kiểu mảng kéo AN/SQR-20 dùng trong nhiệm vụ săn ngầm và chống thủy lôi. Do không trang bị ngư lôi nên nhiệm vụ chống ngầm được giao cho trực thăng hải quân MH-60R/S “Sea Hawk”.
Vũ khí trên tàu gồm 4 tên lửa gây nhiễu SRBOC, 1 pháo hạm Mk110 Bofors 57mm của BAE Systems, tầm bắn 17km, tốc độ bắn 4 phát/giây với cơ số đạn 400 viên; 2 khẩu pháo 2 ṇng Bushmaster II Mk44 30mm và 4 khẩu đại liên làm nhiệm vụ đánh chặn máy bay tầm thấp, tên lửa hành tŕnh.
Với nhiều điểm mạnh hiện hữu, LCS1 rơ ràng là thứ vũ khí đa năng mà lực lượng mặt nước TQ đang khát khao thèm muốn, thế nhưng để sở hữu loại tàu này với Bắc Kinh là điều hoàn toàn không thể, chính v́ thế kế hoạch “câu trộm“ LCS1 đang được báo chí TQ tính tới thông qua một quốc gia thứ 2 ngoài Mỹ.
Kế hoạch này được manh nha sau khi có thông tin Mỹ đang chào bán LCS cho nhiều quốc gia đồng minh, trong đó có những nước tại khu vực Châu Á. Điều này đồng nghĩa với việc TQ sẽ rộng cửa sở hữu LCS qua tay một nước khác, dù điều này cũng khó khăn không khác việc trực tiếp mua loại tàu này. Thế nhưng với Bắc Kinh dù không được sở hữu LCS1 th́ việc có được thiết kế của loại tàu này cũng là điều quá tốt đối với Bắc Kinh, bởi khả năng “bắt chước“ công nghệ của TQ là điều không phải bàn tới. Liệu rằng TQ sẽ có phiên bản LCS trong lực lượng mặt nước của ḿnh. Điều này có là cần thêm thời gian để giải đáp.