Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ phóng tàu thăm ḍ Hằng Nga-7 vào năm 2026 để t́m kiếm nước đóng băng ở cực Nam của Mặt Trăng. Đây cũng là lần đầu tiên con người xuất hiện tại khu vực này.Tiếp theo thành công của sứ mệnh Hằng Nga-6, Trung Quốc đă chính thức đưa sứ mệnh Hằng Nga-7 vào chương tŕnh nghị sự. Theo kế hoạch, con tàu này sẽ được phóng lên vào năm 2026 để t́m kiếm nguồn tài nguyên nước trên cực Nam của Mặt Trăng.
Trong một cuộc trao đổi với Đài Phát thanh Truyền h́nh Trung ương Trung Quốc, bà Đường Ngọc Hoa (Tang Yuhua), Phó tổng thiết kế của sứ mệnh Hằng Nga-7, cho biết nếu t́m thấy nước đá trên Mặt Trăng, có thể giảm đáng kể chi phí và thời gian vận chuyển nước từ Trái Đất lên Mặt Trăng. Điều này sẽ có lợi cho việc thiết lập căn cứ trên Mặt Trăng và triển khai các hoạt động dài hạn, tiếp đó là khám phá sao Hỏa và thám hiểm không gian sâu. Ngoài ra, sự tồn tại của nước đá cũng cung cấp manh mối quan trọng để khám phá liệu có sự sống trên Mặt Trăng và các hành tinh khác hay không.“Bởi chúng ta (Hằng Nga-3 và Hằng Nga-5) đă hạ cánh ở phía trước, tiếp đó Hằng Nga-4 và Hằng Nga-6 hạ cánh ở phía xa (vùng tối) Mặt Trăng. Giờ đây, chúng ta hạ cánh ở cực Nam, điều đó có nghĩa là chúng ta đă có khả năng tiếp cận toàn bộ Mặt Trăng.” – bà Đường Ngọc Hoa nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Ngô Vĩ Nhân (Wu Weiren), Tổng thiết kế chương tŕnh thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc, cho biết có thể có nước đá trong các hang động sâu ở cực Nam của Mặt Trăng. Hằng Nga-7 sẽ mang theo tàu có thể bay vào các hang động để thăm ḍ tại chỗ sau khi hạ cánh. Đây là thiết kế chưa từng có và là nhiệm vụ rất khó khăn đối với tàu thăm ḍ Mặt Trăng. “Chúng ta thực hiện lần hạ cánh đầu tiên lên cực Nam Mặt Trăng của nhân loại, lại phải làm việc trong thời gian dài trong điều kiện nhiệt độ và môi trường khắc nghiệt. Cực Nam của Mặt Trăng có thể nhận được ánh sáng Mặt Trời trong khoảng 100 ngày liên tục, nhưng nhiệt độ thấp tới âm 100 độ C.”
Được biết, tàu thăm ḍ Hằng Nga-7 sẽ được trang bị 4 thiết bị, bao gồm một tàu quỹ đạo, một tàu đổ bộ, một tàu tuần tra và một tàu bay vượt. Tàu bay vượt sẽ được trang bị máy phân tích phân tử nước và sẽ bay từ khu vực có ánh sáng Mặt Trời ở cực Nam Mặt Trăng đến đáy hố va chạm trong khu vực bóng tối vĩnh viễn để xác định vị trí, số lượng và sự phân bố của nước đá.
Bà Đường Ngọc Hoa cho biết thêm, sứ mệnh Hằng Nga-7 đă bước vào giai đoạn phát triển mẫu, trong tương lai sẽ cùng với tàu Hằng Nga-8 tiến hành thăm ḍ toàn diện việc sử dụng tài nguyên và cấu trúc bên trong của Mặt Trăng, từng bước h́nh thành mô h́nh cơ bản của trạm nghiên cứu khoa học trên Mặt Trăng.
Hiện nay, cộng đồng khoa học nh́n chung cho rằng, có tài nguyên nước đá ở ḷng chảo cực Nam của Mặt Trăng, có thể chuyển hóa thành nước và oxy để con người sử dụng, cũng có thể chuyển thành hydro làm nhiên liệu tên lửa. Ngoài ra, một số khu vực ở cực Nam Mặt Trăng có ánh sáng Mặt Trời cả ngày, khiến nơi đây trở thành nguồn năng lượng Mặt Trời tiềm năng. Đến nay, Trung Quốc đă công bố kế hoạch đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2030.
|