Cho đến nay, chưa có quốc gia nào chính thức công nhận Taliban là chính quyền Afghanistan do chính sách cứng rắn của họ không khắc phục được nền kinh tế suy yếu và hạn chế giáo dục.
Ngày 14/8, Taliban đă bắt đầu lễ kỷ niệm đánh dấu ba năm ngày họ tiếp quản Afghanistan. Nhóm Hồi giáo cực đoan đă kiểm soát quốc gia bị chiến tranh tàn phá này kể từ khi chính quyền cũ của Afghanistan sụp đổ vào ngày 15/8/2021, và các nhà lănh đạo của nhóm này phải chạy trốn lưu vong.
Hàng trăm người Afghanistan được cho là đă tập trung tại căn cứ không quân Bagram cũ của Mỹ, cách thủ đô Kabul khoảng 40 km để tham dự các bài phát biểu và diễu hành quân sự.
Liên hợp quốc cho biết khoảng 23,7 triệu người - hơn một nửa dân số Afghanistan - cần được hỗ trợ nhân đạo. Ảnh: AP
"Tiến tŕnh ngược"
Kể từ khi nắm quyền, Taliban đă đảo ngược những tiến bộ đă đạt được trong hai thập kỷ trước về quyền phụ nữ. Họ đă cấm phụ nữ và trẻ em gái khỏi hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống công cộng.
Trẻ em gái bị cấm đi học sau lớp 6. Phụ nữ bị cấm làm việc tại địa phương, bị cấm tham gia các tổ chức phi chính phủ, thậm chí không được phép đến công viên hay pḥng tập thể dục. Taliban cũng ra lệnh đóng cửa các tiệm làm đẹp và cấm phụ nữ ra ngoài nếu không có người giám hộ là nam giới.
Trong một sắc lệnh ban hành vào tháng 5/2022, phụ nữ cũng được khuyến cáo phải mặc burqa, loại trang phục trùm kín cơ thể từ đầu đến chân, chỉ để lộ đôi mắt.
Liên hợp quốc gọi chính sách của Taliban là "phân biệt giới tính". Các quốc gia trên thế giới đă đưa ra điều kiện để có bất kỳ sự hợp tác nào với Afghanistan, là Taliban phải cải thiện những vấn đề như quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em gái, quyền con người và chính phủ toàn diện.
Nhưng cho đến nay, chế độ quân sự này vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ từ bỏ các chính sách cứng rắn.
Không có sự công nhận và tính hợp pháp
Mustafa Mudassir, chuyên gia về quan hệ quốc tế người Afghanistan, cho biết: "Chính quyền Taliban là chính quyền đơn phương, đơn sắc tộc, đơn tôn giáo và đơn giới tính, và đă áp dụng những chính sách khắc nghiệt nhất đối với phụ nữ, các nhà hoạt động nhân quyền, cựu quân nhân và các nhóm dân tộc ở Afghanistan".
Ông nói thêm rằng chính quyền Taliban không chỉ thiếu sự công nhận quốc tế mà c̣n thiếu tính hợp pháp trong nước.
Giảng viên Arian Sharifi tại Đại học Princeton và là cựu quan chức trong chính phủ Afghanistan trước đây, đă nhấn mạnh tầm quan trọng của tính hợp pháp trong nước: "Bất cứ khi nào một quốc gia có hệ thống hợp pháp và ổn định, quốc gia đó sẽ được thế giới công nhận".
Ông Sharifi kêu gọi quản lư dựa trên luật pháp toàn diện và tôn trọng các quyền cơ bản: "Người dân Afghanistan muốn quản lư dựa trên pháp quyền, và luật này phải phản ánh ư chí chung của quốc gia Afghanistan", đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo quyền lợi cho tất cả người dân Afghanistan, bất kể giới tính hay dân tộc.
"Bất cứ khi nào Taliban chấp nhận các quyền cơ bản và dân sự của công dân Afghanistan, tôn trọng quyền của phụ nữ và nam giới, nhu cầu của người dân sẽ được đáp ứng và cộng đồng quốc tế sẽ không yêu cầu ǵ thêm nữa", ông nói.
Khó khăn về kinh tế và nhân đạo
T́nh h́nh ở Afghanistan vẫn rất tồi tệ. Trong khi nỗi lo sợ ban đầu về bạo lực lan rộng đă lắng xuống, đất nước này vẫn phải đối mặt với vô số thách thức, từ nền kinh tế suy yếu và giáo dục hạn chế đến những lo ngại liên tục về nhân quyền và dân số chia rẽ.
Nền kinh tế Afghanistan, vốn đă mong manh trước khi Taliban tiếp quản, đă bị ảnh hưởng đáng kể. Các tài khoản ngân hàng bị đóng băng, lệnh trừng phạt quốc tế, cũng như việc các lao động lành nghề rời đi đă đẩy Afghanistan vào suy thoái sâu sắc. Nghèo đói tăng vọt, trong khi tỷ lệ thất nghiệp cao.
Theo Liên hợp quốc, hơn một nửa dân số nước này (23,7 triệu người) cần được hỗ trợ nhân đạo. Đất nước này hiện đang hoạt động mà không có hiến pháp, và Hibatullah Akhundzada, thủ lĩnh ẩn dật của Taliban, đă cai trị bằng sắc lệnh tôn giáo.
Người phát ngôn của nhóm, Mujahid, cho biết họ thành lập các cơ quan địa phương bao gồm các giáo sĩ và thủ lĩnh bộ lạc để truyền đạt quan điểm và nguyện vọng của người dân tới ban lănh đạo Taliban.
Nhưng khi Taliban điều hướng mối quan hệ phức tạp của họ với cộng đồng quốc tế, người dân nước này vẫn mắc kẹt giữa hy vọng về sự ổn định và thực tế khắc nghiệt của cuộc sống dưới một chế độ biệt lập. Và những người dễ bị tổn thương nhất trong xă hội - phụ nữ và trẻ em - là những người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất.