Đó là ǵ?
Ai cũng vô cùng ṭ ṃ về điều này…
Mọi chuyện sẽ được hé lộ ngay bây giờ
Trên thế giới, chỉ có một quốc gia duy nhất sở hữu tàu sân bay lớn đủ đọ sức với tàu sân bay Mỹ, và đó không phải Nga hay Trung Quốc.
Trung Quốc khoe vũ khí đặc biệt trên tàu sân bay Liêu Ninh để doạ ai?
Nga phát hiện bí mật lớn trên tàu sân bay mới của Trung Quốc
Một trong 10 siêu tàu sân bay của Mỹ
Tàu sân bay là một công cụ chiến tranh rất tiện lợi, đặc biệt khi có sự cố ở cách xa căn cứ quân sự. Lầu Năm Góc là nơi có tới 10 siêu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, được sử dụng trên toàn thế giới để bảo vệ đường bờ biển và hàng không của Mỹ cũng như thực hiện các cuộc không kích. Nh́n chung, có ít nhất 1 tàu sân bay của Mỹ luôn luôn hiện diện ở gần khu vực Trung Đông.
Khi các nước khác cũng có những hành động quân sự chống lại những kẻ cực đoan ở các điểm nóng trên thế giới, họ cũng điều tàu sân bay?
Thực ra, các nước khác hoàn toàn có thể làm điều này nếu họ sở hữu một tàu sân bay. Thế nhưng ngoài 10 tàu sân bay khổng lồ của Mỹ, hiện nay chỉ có một tàu sân bay lớn duy nhất có thể thực hiện nhiệm vụ tương tự, và không phải của Anh, Nga hay Trung Quốc.
Tàu sân bay Charles de Gaulle, niềm tự hào của Hải quân Pháp
Đó là con tàu Charles de Gaulle, niềm tự hào của Hải quân Pháp. Nó từng được điều động nhiều lần tham gia vào cuộc chiến chống IS ở Syria và Libya.
Tổ hợp tấn công của tàu sân bay này thể hiện rất tốt trong việc tấn công các chiến binh IS. Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố ngày 13.7 rằng Charles de Gaulle sẽ lại được điều động tới Trung Đông vào mùa thu này.
Mặc dù chạy bằng năng lượng hạt nhân, Charles de Gaulle không hẳn là một siêu tàu sân bay. Nó ngắn và nhẹ hơn nhiều. Nhưng nó chưa bao giờ được xếp hạng vào danh sách những tàu sân bay hộ tống nhỏ, hay tàu sân bay dành cho trực thăng. Nó được coi là một tàu sân bay hạm đội quy mô trung b́nh và thời điểm này, đang trở nên rất hữu dụng với tính năng của ḿnh.
Charles de Gaulle sẽ tiếp tục được điều động tới Trung Đông vào mùa thu này
Charles de Gaulle là tàu sân bay thứ 10 của Pháp và là chiếc tàu hạt nhân đầu tiên của quân đội Pháp. Tàu được đặt tên theo danh tướng Charles de Gaulle (1890-1970).
Charles de Gaulle được hạ thủy năm 1994 và chính thức bàn giao cho Hải quân Pháp năm 2000. Tàu dài 261,5 m, rộng 64,36 m, đường băng dài 196 m. Lượng giăn nước tối đa 42.000 tấn, tốc độ 50 km/giờ. Thủy thủ đoàn là 1.350 người. Tàu có thể đáp ứng lương thực liên tục trong 45 ngày.
Trên tàu sân bay Charles de Gaulle là một phi đội các máy bay chiến đấu do Pháp sản xuất, một số trực thăng thực hiện nhiệm vụ t́m kiếm, cứu nạn cũng như hệ thống điện tử hiện đại và tên lửa Aster.
Charles de Gaulle được trang bị 2 hệ thống pḥng không Sylver với 32 tên lửa pḥng không Aster; 2 giàn phóng Sadral bắn tên lửa Mistral; 4 tháp súng 12,7 mm; 8 khẩu pháo 20 mm. Tàu Charles de Gaulle có thể chở theo 550 tấn vũ khí và 3.400 tấn nhiên liệu.
Một tàu sân bay khác trên thế giới có thể nhắc tên là tàu Đô đốc Kuznetsov của Nga, nhưng con tàu này gặp phải một vài vấn đề cơ khí và không ra khơi thường xuyên. Một tàu sân bay gần hoàn chỉnh, giống với tàu Đô đốc Kuznetsov, đă được bán cho Trung Quốc, nhưng nó vẫn chưa thử nghiệm xong. Ấn Độ cũng có một con tàu của Nga nhưng ít khi rời bến cảng. Và tàu sân bay Sao Paulo 50 tuổi của Brazil, được Pháp chế tạo, đang được tân trang lại.
Anh đă rời khỏi cuộc chơi tàu sân bay nhiều năm trước v́ lư do chi phí. Tuy nhiên, nước này bắt đầu trở lại khi một tàu sân bay mới được xây dựng, to hơn tàu Charles de Gaulle, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm tới. Một con tàu khác cũng sẽ được ra mắt trong vài năm sau đó.