13 tàu hải cảnh Trung Quốc lao vào vùng biển Hoa Đồng thuộc kiểm soát của Nhật Bản nhưng Trung Quốc lại tuyên bố chủ quyền. Trước thực trạng "xâm lược" này, Nhật Bản vừa gửi 2 kiến nghị phản đối.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc huy động số lượng đông đảo như vậy trong vùng biển Hoa Đông, kể từ khi chính phủ Nhật Bản mua hầu hết quần đảo Senkaku từ một chủ sở hữu tư nhân hồi tháng 9-2012.
Trước đây, ngay sau khi Nhật Bản hoàn tất vụ mua đảo, Trung Quốc lập tức huy động 12 tàu hải cảnh như một hành động phản ứng.
Trong đợt triển khai tàu hải cảnh mới nhất hôm 6-8, có 7/13 tàu đi theo hộ tống 230 tàu thuyền đánh cá Trung Quốc. Một số tàu được trang bị súng.
Hai tàu hải cảnh khác xâm nhập lănh hải Nhật Bản vào sáng 7-8 (giờ địa phương), tiếp đến là 4 tàu vào buổi chiều. Cảnh sát biển Nhật Bản cho biết các tàu Trung Quốc đậu ở vùng tiếp giáp bên ngoài lănh hải Nhật Bản.
Một tàu hải cảnh Trung Quốc thả neo cách quần đảo Senkaku khoảng 73 km. Ảnh: EPA
Thời báo Hoàn cầu tuyên bố động thái của Bắc Kinh nhằm “chứng tỏ chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư”. Gần đây, quan hệ Trung – Nhật xấu đi do “sự can thiệp của Nhật Bản” đối với các tranh chấp ở biển Đông.
“Việc Trung Quốc gửi tàu hải cảnh đến khu vực quần đảo Điếu Ngư để bảo vệ tàu thuyền đánh cá của ḿnh là điều hoàn toàn b́nh thường. Điếu Ngư là một phần của lănh thổ Trung Quốc” – giám đốc Học viện Khoa học Xă hội, Viện Nghiên cứu Nhật Bản tại Trung Quốc Lü Yaodong, nói.
Trước đó, vào ngày 5-8, phía Nhật Bản cũng có động thái chỉ trích tương tự sau khi tổng cộng 8 tàu cá và tàu hải cảnh Trung Quốc đi vào vùng lănh hải Nhật Bản gần Senkaku/Điếu Ngư. Sự việc khiến Bộ Ngoại giao Nhật Bản triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Tŕnh Vĩnh Hoa đến để bày tỏ phản đối mạnh mẽ.
Therealtz © VietBF