Một phần mềm độc hại, được cho là được phát tán từ máy chủ Trung Quốc, đă bị phát hiện ở nhiều quốc gia có liên quan tới tranh chấp với quốc gia này ở Biển Đông. Phải chăng Trung Quốc đang quá bất lực?
Mă độc Trojan cho phép các tin tặc đánh cắp dữ liệu từ các máy tính bị nhiễm nó.
Hơn thế, phần mềm được phát hiện chỉ một thời gian ngắn sau phán quyết từ ṭa án Trọng tài PCA. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă phủ nhận phán quyết của ṭa và tuyên bố rằng phán quyết này “không có hiệu lực và không có tính ràng buộc”.
Mă độc Trojan được phát tán từ nước này cho phép các tin tặc đánh cắp dữ liệu từ các máy tính bị nhiễm nó. Công ty F-Secure cho biết mă độc này đă được phát tán rộng sau phán quyết hôm 12/7 của ṭa. F-Secure đặt tên loại mă độc này là NanHaiShu, đồng thời cho rằng giao thức mạng (IP) mà loại mă độc này sử dụng có liên quan tới Trung Quốc, và Philippines nhiều khả năng là một trong những mục tiêu chính của chiến dịch này.
Cụ thể, F-Secure cho biết các mục tiêu của loại mă độc nói trên bao gồm Bộ Tư pháp Philippines, các nhà tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái B́nh Dương (APEC) và một công ty luật quốc tế đại diện cho Philippines trong phiên ṭa. Ông Erka Koivunen, Cố vấn an ninh mạng của công ty F-Secure, nói: “Mă độc tấn công có chủ đích (APT) này nhiều khả năng có liên quan tới các tranh chấp và các quy tŕnh tố tụng pháp lư trong vụ kiện. Không phải chỉ bởi tất cả các cơ quan bị tấn công đều có liên quan đến vụ việc, mà sự xuất hiện của nó (mă độc) c̣n trùng với thời điểm công bố các thông tin hoặc sự kiện liên quan đến quy tŕnh tố tụng”.
Trong quá tŕnh tiến hành điều tra, F-Secure đă theo dơi máy chủ phát tán loại mă độc này trong suốt 2 năm qua, kể từ khi Ṭa Trọng tài được thành lập để thụ lư vụ kiện. Mă độc này được cài trong các tài liệu đính kèm, và khi người dùng mở các tập tin này, máy tính của họ sẽ bị lây nhiễm. Báo cáo của F-Secure có đoạn: “Một khi đă thâm nhập được vào máy tính của mục tiêu, NanHaiShu sẽ gửi thông tin từ máy tính bị nhiễm độc tới máy chủ”.
F-Secure nhận định có nhiều dấu hiệu cho thấy Chính phủ Trung Quốc đứng sau vụ việc này. Ngôn ngữ lập tŕnh của loại mă độc này rất phổ biến ở Trung Quốc. Cách thức loại mă độc này được phát tán và hoạt động cũng cho thấy những mối liên quan với Trung Quốc, nhất là bởi địa chỉ IP của máy chủ phát tán mă độc này là ở Trung Quốc. Báo cáo của F-Secure có đoạn: “Một điều quan trọng là các mục tiêu bị lựa chọn tấn công đều trực tiếp liên quan đến các vấn đề được coi là lợi ích chiến lược quốc gia của Trung Quốc”.
Tranh chấp trên Biển Đông đă âm ỉ từ lâu, song đầu năm 2013, Philippines đă chính thức đâm đơn khởi kiện Trung Quốc lên Ṭa Trọng tài. Trung Quốc tuyên bố họ có chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông dựa trên các bằng chứng lịch sử mơ hồ, nhưng các yêu sách này đă bị các nước láng giềng bác bỏ. Trung Quốc đă chiếm một số đảo ở Biển Đông và xây dựng các đảo nhân tạo để củng cố các tuyên bố chủ quyền phi pháp của nước này. Tuy nhiên, sau một thời gian dài cân nhắc và tiến hành các thủ tục pháp lư cần thiết, Ṭa Trọng tài ở La Haye đă ra phán quyết rằng các tuyên bố này không có giá trị pháp lư theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).
VietBF© Sưu tập