Trong những năm gần đây, nông dân Trung Quốc đă bắt đầu ồ ạt kéo sang nước Nga để thuê đất làm nông nghiệp. Chính điều này đă khiến nước Nga vô cùng lo lắng về sự xâm chiếm lặng thầm của người Trung Quốc trong tương lai.
Ngồi trong cabin chiếc máy kéo thương hiệu Nga, ông Li Chengbin, một nông dân 62 tuổi đến từ Trung Quốc, đang xới tung các lớp đất để chuẩn bị cho đợt canh tác mới. Ông tỏ ra hứng khởi với cơ hội được sử dụng những mảnh đất màu mỡ thuộc vùng Viễn Đông của Nga hầu như không có người sinh sống này, theo New York Times.
Li cho hay hồi ở Trung Quốc, cha con ông chưa bao giờ sở hữu một khu đất rộng tới hơn 300.000 m2 như tại Nga. Hầu hết những người nông dân Trung Quốc chỉ trồng trọt, chăn nuôi, trên các thửa đất rộng nhất là 8.100 m2. Khu đất ruộng của ông Li tại Trung Quốc thậm chí c̣n không được như vậy.
"Ở Trung Quốc, nếu nắm trong tay mảnh đất rộng thế này th́ tôi đă trở thành người nông dân có trang trại lớn nhất nước rồi", Li chia sẻ.
Hai cha con ông mua máy kéo cùng nông cụ từ một hợp tác xă thời Liên Xô. Họ đă đàm phán thuê đất với một người phụ nữ địa phương chuyên kinh doanh bất động sản. Theo thỏa thuận, ông Li và con trai phải trả phí cho mọi hoạt động canh tác.
Nỗi ám ảnh khôn nguôi
Đối với những người Nga ở thủ đô Moscow và các thành phố phía tây, sự xuất hiện của nông dân Trung Quốc trên lănh thổ nước này ở vùng Viễn Đông đang làm dấy lên những quan ngại về sự thống trị của Trung Quốc. Nỗi ám ảnh đó vẫn hiện hữu trong tâm trí rất nhiều người dân Nga dù mối quan hệ tổng thể giữa hai quốc gia đang nồng ấm lên, giới chuyên gia nhận định.
Tuy nhiên, người dân và quan chức xứ Viễn Đông lại nh́n nhận xu hướng trên như một cơ hội tốt để phát triển những khu vực c̣n yếu kém mà chính quyền trung ương không chú ư đến.
"Người dân của chúng tôi vướng vào nhiều tệ nạn", bà Lyudmilla Voron, chủ tịch hội đồng địa phương vùng Opytnoe và các ngôi làng thuộc khu tự trị của người Do Thái, cho biết. "Họ uống rượu quá nhiều và rất lười nhác". Bà thừa nhận người dân Nga phải học hỏi rất nhiều từ nông dân Trung Quốc.
Theo Voron, không có thống kê thực tế về số người Trung Quốc làm công toàn thời gian cho người Nga cũng như số người làm thời vụ hay số người làm việc trên chính nông trại do họ thuê. Nhưng một điều hiển nhiên chắc chắn là "số người Trung Quốc có mặt ở đây nhiều hơn người Do Thái", bà khẳng định.
Với dân số vỏn vẹn 1.716 người, khu vực bà Voron quản lư chỉ c̣n lại hai gia đ́nh Do Thái bởi rất nhiều người đă di cư đến Israel. Trong khi đó, hàng trăm người Trung Quốc đang sinh sống tại đây.
Cô Maria, con gái bà Voron, phàn nàn rằng hiện có rất nhiều người Trung Quốc làm việc phi pháp và ngủ lại trên những cánh đồng. Song cô cũng phải ca ngợi tinh thần lao động của họ.
"Người Trung Quốc làm việc một cách điên cuồng", cô nhận xét. Maria ấn tượng v́ họ biết cách biến những vùng đất hoang thành khu canh tác màu mỡ.
Song những người dân Nga khác ở địa phương, hầu hết làm nghề nấu rượu, tỏ ra kém nhiệt t́nh hơn và thường quở trách người Trung Quốc v́ thức dậy quá sớm, dùng quá nhiều phân bón và lạm dụng canh tác.
Chính quyền quận gần đây nhận được một clip do người dân ghi lại, quay cảnh một cánh đồng do nông dân Trung Quốc canh tác bị bao phủ bởi lớp chất hóa học màu đen. Maria cho hay nhà chức trách đă gửi đoạn clip trên đến văn pḥng công tố để điều tra.
Người Trung Quốc bắt đầu đổ đến các khu vực Viễn Đông dọc sông Hắc Long Giang để canh tác kể từ khi Liên Xô tan ră hồi năm 1991. Những ḍng người di cư ồ ạt, thiếu kiểm soát đă làm dấy lên nhiều phong trào phản đối bắt nguồn từ các nhà hoạt động chính trị có tư tưởng dân tộc ở Moscow.
Vladimir Zhirinovsky, một người dân sống trong vùng, đă yêu cầu trục xuất tất cả người nhập cư Trung Quốc khỏi khu vực Viễn Đông của Nga. Stanislav Govorukhin, một nhà làm phim, c̣n thực hiện hẳn một đoạn video với nội dung khuyến cáo rằng người Trung Quốc đang đổ bộ ồ ạt vào lănh thổ Nga. Ông cũng viết một cuốn sách miêu tả viễn cảnh người Trung Quốc lấn át người Nga ở khu vực Viễn Đông.
Tâm lư bài Trung Quốc
Dù Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn nỗ lực để xoa dịu làn sóng giận dữ của dân chúng, tâm lư bài Trung Quốc vẫn tồn tại trong một bộ phận người Nga, theo New York Times.
Khi chính quyền vùng Trans-Baikal dọc biên giới Trung Quốc tuyên bố sẽ cho một công ty Trung Quốc thuê 285.000 ha đất không sử dụng để trồng lúa mỳ, làn sóng biểu t́nh phản đối đă bùng lên ở hầu hết các khu vực Viễn Đông. Kế hoạch này sau đó phải ngừng lại.
Dưới thời Tổng thống Putin, nước Nga khá thành công trong việc kiểm soát ḍng người di cư từ Trung Quốc sang. Họ sử dụng hệ thống hạn mức visa đối với lao động Trung Quốc và giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia qua các tổ chức do nhà nước điều hành.
Song t́nh trạng tham nhũng khiến quá tŕnh thực thi quy định trên gặp không ít khó khăn. Ngoài ra, nỗi lo về việc người Trung Quốc thâu tóm những vùng đất Viễn Đông đă ăn sâu vào tiềm thức của dân chúng Nga, ông Ivan Zuenko, nhà nghiên cứu tại Đại học Liên bang Viễn Đông thuộc khu vực Vladivostok, nhận xét.
Ông Li và con trai thường xuyên thuê người Nga làm việc trong nông trại, trả lương tương đương 15 USD/ngày. Họ cho biết người dân ở đây chỉ làm việc chăm khi bị ép buộc và thường đến muộn.
Lư do khiến nông dân Trung Quốc đổ xô sang vùng Viễn Đông bắt nguồn từ một thực tế là khu vực này c̣n rất nhiều đất canh tác. Vùng Viễn Đông thuộc Nga rộng bằng 2/3 diện tích nước Mỹ nhưng chỉ có khoảng 6,1 triệu người. Việc nhiều người dân Nga bỏ xứ đi t́m kiếm cơ hội việc làm ở nơi khác cũng góp phần tạo ra t́nh trạng nhiều mảnh đất màu mỡ nhưng không có ai canh tác.
Dọc biên giới phía Trung Quốc là một quang cảnh hoàn toàn trái ngược. Tất cả các mảnh đất, dù không có tiềm năng, vẫn được đưa vào canh tác. Dân số tăng nhanh khiến vấn đề khát đất nông nghiệp càng trở nên trầm trọng.
Li Xin, con trai ông Li Chengbin, cho biết anh di cư đến Nga cách đây hơn một thập kỷ. Anh học tiếng Nga và thành lập trang trại nuôi lợn cùng một phụ nữ địa phương tên Nelya Zarutskaya.
Theo nhà chức trách, Li Xin và Zarutskaya đă kết hôn. Đây được cho là cách để họ né những rào cản về luật pháp quy định việc cho phép người nước ngoài sở hữu đất đai ở Nga.
"Chúng tôi đă chứng kiến rất nhiều đám cưới giả", bà Voron tiết lộ. Song, Li Xin phủ nhận việc này.
Ngành kinh doanh lợn từng rất phát đạt. Nhưng khi giá lợn giảm, Li Xin chuyển sang trồng đậu nành, loại cây dễ chăm bón và có nhu cầu cao ở Trung Quốc. Cha của Li Xin đă phải chuyển đến cùng anh sau quăng thời gian chật vật sinh tồn trên mảnh đất nông trang nhỏ ở tỉnh Hắc Long Giang.
Nga là một mảnh đất "không dễ sống", đặc biệt vào mùa đông, Li nói. Tuy nhiên, mảnh đất này mang đến cho gia đ́nh anh nhiều cơ hội hơn so với Trung Quốc.
"Ở Trung Quốc có quá nhiều người thế nên chẳng c̣n ǵ cho những người như tôi tại đó", anh Li chia sẻ.