Hiện tượng ấm nóng toàn cầu không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thời tiết thế giới mà c̣n khiến hệ thống quân sự của Mỹ “đau đầu”. Cụ thể, các căn cứ quân sự của Mỹ ở ven biển có nguy cơ bị thiệt hại nặng nề, có khả năng bị xóa sổ nếu nước biển cứ tiếp tục dâng.
Một báo cáo của Hiệp hội Các nhà khoa học Quan tâm (UCS) hôm 27/7 cho hay các căn cứ quân sự của Mỹ dọc Đại Tây Dương và Vịnh Mexico ngày càng dễ bị tổn thương bởi lũ lụt và ảnh hưởng của các cơn băo, theo Seeker.
Nghiên cứu của UCS thực hiện tại 18 căn cứ quân sự cho thấy nhiều nguy Mỹ cơ bị mất đất và các tài sản quân sự chiến lược trong các thập kỷ tới do nước biển dâng.
"Đến năm 2050, hầu hết các căn cứ này sẽ hứng chịu những trận lũ lụt lớn gấp 10 lần hiện nay. Năm 2070, hầu hết các căn cứ này sẽ hứng chịu một hoặc hai trận lụt mỗi ngày", Kristy Dahl, chuyên gia phân tích hàng đầu của UCS nói.
Phân tích này dựa trên hai kịch bản nước biển dâng khác nhau và mức độ tác động của chúng tới các căn cứ Mỹ từ Florida đến Maine.
Kịch bản đầu tiên là trong trường hợp mức độ tan băng trung b́nh tăng lên theo thời gian khiến nước biển dâng cao 1,13 m vào cuối thế kỷ này. Kịch bản thứ hai là các tảng băng tan nhanh hơn khiến nước biển dâng 1,9 m vào năm 2100 so với mức năm 2012.
Theo các nhà khoa học, hiện tượng ấm lên toàn cầu đă khiến mực nước biển dâng lên khoảng 20 cm kể từ năm 1880, trong đó Bờ Đông và Vịnh Mexico của nước Mỹ hiện có mức dâng nhanh nhất, một phần là do đất ở khu vực này đang bị nhấn ch́m.
Dù các căn cứ quân sự Mỹ được xây dựng để chịu được thủy triều dâng cao, chúng khó chống chịu được t́nh trạng nước biển dâng và lũ lụt diễn ra thường xuyên hơn. Cùng với đó, các cơn băo sẽ gây ra thiệt hại nhiều hơn tới những căn cứ vốn là nơi diễn ra các hoạt động thử nghiệm và huấn luyện chiến lược, cũng như cơ sở hạ tầng và doanh trại đóng quân, theo báo cáo.
Khi đất bị nhấn ch́m do lũ lụt xảy ra hàng ngày, các căn cứ hải, không quân Key West ở Florida, căn cứ hỗn hợp Langley-Eustis và căn cứ NAS Oceana Dam Neck ở Virginia, trung tâm tuyển quân của thủy quân lục chiến Mỹ (MCRD) trên đảo Parris ở Nam Carolina là những nơi bị ảnh hưởng nặng nhất.
"Trong trường hợp xấu nhất, 75-95% diện tích các căn cứ này, gồm cả các khu vực đă sử dụng và sẽ được phát triển, sẽ bị nhấn ch́m vào cuối thể kỷ 21".
Vào năm 2100, gần một nửa trong số 18 căn cứ được nghiên cứu sẽ mất ít nhất 25% đất trong kịch bản đầu tiên và 50% diện tích bị nhấn ch́m trong kịch bản xấu nhất, theo báo cáo.
Hầu hết các căn cứ này sẽ hứng chịu những cơn băo lớn cấp một với sức gió 119-153 km/h, và 80% trong số đó sẽ hứng chịu các cơn băo cấp hai có sức gió 154-177 km/h vào cuối thế kỷ này.
Một số căn cứ Mỹ đă được nâng cấp để thích nghi với t́nh trạng nước biển dâng. Chẳng hạn như căn cứ không quân Langley ở Virginia đă được lắp các máy bơm xả lũ và xây dựng các tuyến đê ven biển để bảo vệ cơ sở hạ tầng.
"Lầu Năm Góc đă nhận ra vấn đề và một số căn cứ đă được gia cố để giảm thiểu thiệt hại. Tuy nhiên, vẫn có khoảng cách lớn giữa những ǵ đang thực hiện với những ǵ cần làm", Erika Spanger-Siefried, chuyên gia phân tích cao cấp trong chương tŕnh Khí hậu và Năng lượng của UCS, nhận định.