Nếu cha mẹ bị tiểu đường th́ con cái hoặc cháu có khả năng bị. Và bệnh gout cũng vậy. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh gout như bẩm sinh, di truyền (cơ địa), tăng acid uric máu thứ phát…trong đó, yếu tố cơ địa (di truyền) là nguyên nhân hay gặp nhất trong bệnh gout.
3 nhóm bệnh gout thường gặp
Bệnh gout bẩm sinh (bệnh Lesch - Nyhan) do thiếu enzym HGPRT nên nồng độ acid uric máu tăng cao ngay từ nhỏ, bệnh có biểu hiện toàn thân, ở thận, thần kinh và khớp. Đây là thể bệnh nặng nhưng rất hiếm gặp.
Bệnh gout nguyên phát có liên quan với yếu tố di truyền (hay c̣n gọi là cơ địa), quá tŕnh tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric máu. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh gout. Nếu nói người này có cơ địa bị bệnh gout th́ có nghĩa là người đó có khả năng sản sinh và kết tủa acid uric máu nhiều hơn những người khác trong cùng điều kiện sống như nhau.
Để biết người nào đó có cơ địa tăng acid uric máu hay không có thể dựa vào một số yếu tố sau: trong gia đ́nh có nhiều người bị mắc bệnh gout, người bị tăng acid uric máu hoặc bị bệnh gout mà không t́m thấy các nguyên nhân gây bệnh gout thứ phát, người thừa cân, béo ph́.
Bệnh gout thứ phát do nồng độ acid uric trong máu tăng cao kéo dài thứ phát do nhiều bệnh lí khác nhau như: Do tăng thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào): bệnh đa hồng cầu, bệnh bạch cầu mạn thể tủy, bệnh Hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương hoặc dùng thuốc hủy tế bào trong điều trị ung thư; do giảm thải acid uric qua thận: bệnh thận mạn, suy thận.
4 cách dự pḥng bệnh gout
- Hạn chế ăn, uống các thực phẩm có nhiều purin như thịt, cá, bia, rượu, phủ tạng động vật (ḷng, gan, tim, cật), các thức ăn gây toan máu (các chất đạm, các chất có vị chua…)
- Tăng cường ăn các thức ăn gây kiềm hóa máu (rau xanh, các thức uống có kiềm như nước soda).
- Tránh dùng các thuốc gây ức chế bài tiết hoặc tăng tái hấp thu acid uric ở ống thận.
- Mùa đông cần giữ ấm toàn thân, đi tất và găng tay đủ ấm.
- Khi bị thừa cân, béo ph́ cần tăng cường thể dục, giảm cân, duy tŕ cân nặng trong giới hạn b́nh thường (BMI từ 18-23,5 đối với người châu Á).
Những lưu ư điều trị bệnh gout
Khi acid uric máu tăng cao cần dùng thuốc ức chế tổng hợp acid uric hoặc tăng đào thải acid uric qua thận (thuốc tăng đào thải acid uric hiện ít dùng v́ nguy cơ gây sỏi thận cao), dùng các thuốc gây kiềm hóa máu để ngăn cản quá tŕnh kết tinh của acid uric.
Bệnh nhân có thể sử dụng bài thuốc đông y của những đơn vị có uy tín, giúp thay đổi cơ địa để hạn chế khả năng tăng và kết tủa acid uric.
Với cách dự pḥng và điều trị như trên, những người có yếu tố cơ địa bị gout vẫn có thể không bị tăng acid uric máu, hoặc tăng acid uric máu nhưng không bị kết tủa acid uric, nghĩa là không bị bệnh gout.
vietbf @ sưu tầm