Thổ Nĩ Kỳ buộc tội giáo sĩ Gulen đứng đằng sau âm mưu đảo chính TT Erdogan. Thổ Nhĩ Kỳ quyết nhổ "con tốt Gulen".
Thổ Nhĩ Kỳ ngày 20-7 chính thức buộc tội 99 tướng quân đội liên quan tới vụ đảo chính bất thành hôm 15-7 trong khi chiến dịch thanh trừng vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Hiện hơn 50.000 người đă bị bắt, sa thải hoặc ngưng việc do bị xem là “bất trung” với Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Đáng chú ư, phạm vi thanh trừng mở rộng sang lĩnh vực giáo dục và truyền thông. Chưa hết, nhà chức trách ra lệnh cấm toàn bộ học giả xuất cảnh sau khi cho ngưng việc hơn 15.000 nhân viên giáo dục, tước giấy phép của 21.000 giáo viên và kêu gọi mọi hiệu trưởng trường đại học từ chức.
Cùng ngày, Tổng thống Erdogan chủ tŕ cuộc họp của hội đồng an ninh quốc gia lần đầu tiên kể từ sau vụ đảo chính. Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu cho biết một trong những nội dung bàn luận chính là đặt quân đội dưới sự giám sát dân sự - một chủ đề được tranh luận lâu nay trong chính trường Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, một quan chức giấu tên nói với tờ The Washington Post rằng cuộc họp c̣n bàn về đề xuất cải tổ quân đội, như cho quốc hội nhiều tiếng nói hơn trong quyết định ngân sách quốc pḥng.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan chào người ủng hộ tại TP Istanbul hôm 19-7 Ảnh: REUTERS
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho đến giờ vẫn cáo buộc giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen đang sống lưu vong ở Mỹ đứng sau vụ đảo chính. Phát biểu trước quốc hội hôm 19-7, Thủ tướng Binali Yildirim nói ông Gulen đang đứng đầu một “tổ chức khủng bố” và Ankara quyết tâm “nhổ rễ”, thể hiện qua con số người bị thanh trừng ngày một tăng. Song song đó, Thổ Nhĩ Kỳ đă chính thức yêu cầu Mỹ dẫn độ ông Gulen về nước đối mặt công lư cũng như gửi kèm một số hồ sơ có chứa chứng cứ về sự dính líu của ông này đến vụ đảo chính.
Trong cuộc điện đàm đầu tiên kể từ sau vụ đảo chính, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 19-7 thúc giục ông Erdogan hành động phù hợp với những giá trị dân chủ của hiến pháp đất nước, đồng thời cam kết hỗ trợ Ankara điều tra vụ đảo chính. Tuy nhiên, tuyên bố của Nhà Trắng không nói rơ liệu sự giúp đỡ có bao gồm việc dẫn độ ông Gulen hay không. Trong tuyên bố cùng ngày, ông Gulen thúc giục Washington từ chối yêu cầu dẫn độ ḿnh cũng như bác bỏ cáo buộc ông đứng sau vụ đảo chính.
Bất kỳ bất đồng nào liên quan đến số phận ông Gullen đều có thể khiến quan hệ Mỹ - Thổ thêm căng thẳng giữa lúc Ankara đang là đối tác quan trọng trong cuộc chiến tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng do Washington đứng đầu. Hiểu được điều này, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest nhấn mạnh Bộ Tư pháp và các cơ quan khác đang xem xét tài liệu của phía Thổ Nhĩ Kỳ và sẽ hành động theo hiệp ước dẫn độ tội phạm giữa hai nước.
Vietbf @ sưu tầm.