VBF-Có thể nói cuộc đảo chính bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ đă làm cho t́nh h́nh tại Syria càng thêm hỗn loạn mất kiểm soát. Trong khi đó cả Nga và Mỹ đều đang theo đuổi chiến sự tại đây sẽ có nguy cơ trắng tay trong cuộc chiến.Cuộc đảo chính quân sự bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ làm phức tạp thêm t́nh h́nh Syria cũng như mối quan hệ của Ankara với các đồng minh phương Tây.
Theo Sputnik News, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hồi tuần trước đă có chuyến thăm đến Moscow, gặp Tổng thống Nga Vladmimir Putin và người đồng cấp Sergei Lavrov. Cuộc gặp tập trung thảo luận về đề nghị Nga-Mỹ cùng tăng cường hợp tác chống khủng bố ở Syria.
Nga tỏ ra không mấy nhiệt t́nh với sáng kiến của phía Mỹ. Theo phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov, vẫn c̣n nhiều vấn đề liên quan đến hợp tác giữa hai bên ở Syria.
Một mặt Nhà Trắng cho thấy sự sẵn sàng muốn hợp tác với Nga ở Syria. Mặt khác, Washington tiếp tục theo đuổi những lợi ích riêng trong khu vực, báo Nga Svobodnava Pressa nhận định.
Mỹ tiếp tục hỗ trợ phe đối lập ôn ḥa ở Syria, nhằm lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Để cụ thể hóa điều này, Mỹ cần phải thuyết phục Nga ngừng không kích các nhóm nổi dậy này.
Tuy nhiên, cuộc chơi của Washington ở Syria đă trở nên ngày càng phức tạp sau cuộc đảo chính quân sự bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ. Những bất ổn bên trong Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ chôn vùi nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng Syria của cả Nga và Mỹ.
Trực thăng quân nổi loạn không kích trúng dân thường bên ngoài dinh Tổng thống Erdogan
"Cuộc đảo chính đồng nghĩa rằng dù Washington muốn đặt cược ǵ vào Moscow th́ điều đó giờ đây càng khó có thể thực hiện hơn. Chúng ta không biết chắc rằng ai đang là người nắm thế chủ động.", Andrew Tabler, chuyên gia về Trung Đông tại Viện Washington về Chính sách Cận Đông nói trên tờ Wall Street Journal.
Nhà Trắng từ lâu đă thất vọng với chính sách của ông Erdogan nhưng Washington vẫn cần Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách là đồng minh ở Trung Đông. "Thổ Nhĩ Kỳ là một trong 3 quốc gia ngoài thế giới Arab ở Trung Đông và là thành viên của NATO có bề dày lịch sử dám đứng lên chống Nga. Ankara cũng đóng vai tṛ quan trọng trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đặc biệt kể từ khi cho phép Mỹ sử dụng căn cứ Incirlik để ném bom các mục tiêu tại Iraq và Syria hồi năm ngoái", Financial Times cho biết.
Trước khi đảo chính xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ, t́nh h́nh ở Syria có thể được mô tả một cách tóm lược như sau: Có một nhóm phe đối lập ôn ḥa do Mỹ hậu thuẫn và có các tay súng khủng bố mà nhóm này chiến đấu chống lại. Trong khi đó, Nga coi cả hai phe đều là khủng bố và hỗ trợ chính phủ Syria. T́nh h́nh giờ đây đă trở nên phức tạp hơn nhiều, ông Sergei Ermakov, chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga nói.
Ông Ermakov nói thêm, xảy ra đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ càng làm nới rộng thêm sự khác biệt giữa liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu và các nhóm đối lập khác nhau ở Syria. Sau đảo chính, một số quan chức Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng cáo buộc Mỹ liên quan đến vụ việc.
Những cáo buộc này tạo cơ hội để ông Erdogan có khả năng gây sức ép ngược trở lại lên Mỹ, ông Ermakov nhận định.
Ankara từ lâu đă kêu gọi Washington tăng cường gây sức ép nhằm vào Nga ở Syria và buộc ông Assad phải từ chức. Hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ đă đề nghị Mỹ tăng cường hỗ trợ phe đối lập Syria và giúp Ankara giải quyết vấn đề người Kurd.
Giờ đây, ông Erdogan có thể mặc cả với Mỹ về một trong 3 điểm này. Washington dù không muốn nhưng cũng sẽ phải nhượng bộ Ankara. Hoặc nếu không, hoàn toàn có khả năng Thổ Nhĩ Kỳ nghiêng sang ủng hộ Nga.
Sau đảo chính, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải tạm thời rời khỏi cuộc chơi ở Syria, để tập trung giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ trong nước. Đó là điều mà cả Nga và Mỹ đều không mong muốn.
|