Số lượng lực lượng cảnh sát, quân đội bị bắt và sa thải tại Thổ Nhĩ đã lên tới con số 20000. Tổng thống Erdogan thậm chí đang xem xét việc khôi phục án tử hình sau cuộc đảo chính này. Ngoài ra, chính quyền nước này còn đe dọa cắt quan hệ với Mỹ nếu họ không thực hiện yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt và sa thải gần 20.000 lực lượng cảnh sát, quân đội sau vụ đảo chính bất thành hôm 15/7. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn dọa cắt quan hệ với Mỹ.
Tin tức trên báo Infonet, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan dường như đang tận dụng cơ hội đảo chính bất thành để củng cố quyền lực và đàn áp các phe bất đồng chính kiến. Trong số gần 20.000 người bị bắt và sa thải có khoảng 8.000 cảnh sát (chủ yếu ở Ankara và Istanbul), 1.500 quan chức Bộ Tài chính, 3.000 thẩm phán và công tố viên, 6.038 binh sĩ.
Ông Erdogan nói rằng Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phải xem xét việc khôi phục án tử hình sau vụ đảo chính. Ảnh REUTERS.
Ankara cho rằng, Cựu Tư lệnh Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, tướng Akin Ozturk và giáo sĩ Hồi giao Fethullah Gulen là đồng chủ mưu trong cuộc đảo chính. Ông Akin Ozturk đã bị bắt, trong khi đó ông Fethullah Gulen vẫn đang ở Mỹ.
Thổ Nhĩ Kỳ đang thúc giục Mỹ dẫn độ ông Gulen về Ankara. Trong khi đó, Washington cho biết sẽ làm theo yêu cầu đố khi Ankara cung cấp đủ bằng chứng cho thấy ông này đã phạm tội. Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra "hung hăng" và đe dọa cắt quan hệ với Mỹ.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Erdogan ngày 17/7 đã tuyên bố rằng Quốc hội phải xem xét việc khôi phục án tử hình để trừng trị những kẻ tiến hành đảo chính. Theo lời ông Erdogan, đây là yêu cầu của đông đảo người dân Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ đảo chính diễn ra từ đêm 15/7 và kéo dài sang ngày 16/7. Ông Erdogan khẳng định sẽ không phớt lờ yêu cầu đó. báo Thanh niên thông tin.
Tuyên bố trên của ông Erdogan đã vấp phải sự phản đối của các chính trị gia đối lập trong nước. Đảng Dân chủ Nhân dân (HDP) đối lập - đảng lớn thứ ba trong quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sẽ không ủng hộ bất cứ đề xuất nào trình lên Quốc hội nhằm tái áp đặt án tử hình sau khi âm mưu đảo chính ở nước này thất bại.
Không chỉ vậy, các nước châu Âu cũng phản đối gay gắt đề xuất của ông Erdogan. Án tử hình vốn được Thổ Nhĩ Kỳ bãi bỏ từ năm 2004, trong nỗ lực cải cách để trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU).
Người phát ngôn chính phủ Đức Steffen Seibert ngày 18/7 tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể gia nhập EU nếu nước này khôi phục án tử hình. Ông Steffen Seibert nói: "Đức và các nước thành viên EU có quan điểm rất rõ ràng rằng chúng tôi dứt khoát phản đối án tử hình. Một quốc gia có án tử hình sẽ không thể là thành viên của EU và việc đề xuất khôi phục án tử hình sẽ đồng nghĩa với việc chấm dứt quá trình đàm phán gia nhập EU".
VietBF© Sưu tập