Mới đây, Trung Quốc đă chính thức thua kiện về vấn đề tranh chấp trên biển Đông. Thế nhưng, những chuyên gia cho rằng, sau phán quyết này, Trung Quốc sẽ c̣n ngông cuồng hơn nữa tại khu vực này.. Chi tiết vụ việc sẽ có dưới đây.
Bất chấp phán quyết của Ṭa Trọng tài quốc tế ở The Hague, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc vẫn sẽ dùng áp lực ngoại giao đi tiếp con đường cũ, thậm chí thành lập ADIZ ở biển.
Ngày 12/7, PCA đă đưa ra phán quyết cuối cùng vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuyên bố nói rơ Trung Quốc không có cơ sở pháp lư để tuyên bố quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên trong vùng biển nằm trong đường 9 đoạn (hay “đường lưỡi ḅ”).
Báo Guardian của Anh cho rằng phán quyết này đồng nghĩa Trung Quốc đă thua cuộc chiến pháp lư quan trọng trong ư đồ giành quyền kiểm soát Biển Đông. Đồng thời, phán quyết của PCA làm tăng áp lực ngoại giao với Bắc Kinh trên toàn cầu, một khi họ muốn thực hiện kế hoạch mở rộng quy mô quân sự trong khu vực nhạy cảm này.
Mặc dù vậy, Trung Quốc gần như ngay lập tức nhắc lại lập trường bác bỏ mọi quyền tài phán của bên thứ ba.
“Trung Quốc dĩ nhiên sẽ tiếp tục bác bỏ phán quyết của Ṭa Trọng tài quốc tế. Chúng ta sẽ chứng kiến đợt tuyên truyền kinh khủng từ Bắc Kinh. Họ sẽ tận dụng ư kiến muốn thảo luận song phương từ Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte...”, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc pḥng Australia nhận định.
Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn dùng những biện pháp ngoại giao để chia tách các thành viên ASEAN, đẩy cuộc phân xử trên Biển Đông từ ư muốn theo luật pháp quốc tế thành những cuộc đàm phán song phương.
Kế hoạch của Bắc Kinh thể hiện rơ hồi tháng 4 năm nay, khi họ thông báo đă “đạt thỏa thuận quan trọng” với các nước như Lào, Brunei và Campuchia về vấn đề xử lư các tranh chấp trên Biển Đông. Theo đó, cái gọi là “thỏa thuận 4 điểm” này khẳng định mâu thuẫn và tranh chấp giữa các nước nên là chuyện để các nước tự phân xử.
Điều này đồng nghĩa sẽ không có cuộc đối đầu ASEAN – Trung Quốc, mà chỉ là những màn thương lượng đôi bên giữa Trung Quốc với từng nước ASEAN. Dấu hiệu này được chứng tỏ khi các ngoại trưởng ASEAN trong cuộc họp ở Côn Minh đă không ra được tuyên bố chung.
Trả lời Zing.vn, TS Zach Abuza, chuyên gia an ninh khu vực Đông Nam Á cho biết: “Trung Quốc rất có thể sẽ lợi dụng các nước láng giềng để hành động, tiếp tục sử dụng tầm ảnh hưởng của ḿnh đối với Campuchia, Lào, Brunei và thậm chí Myanmar, nhằm ngăn chặn một phản ứng thống nhất từ các nước ASEAN”.
Tiền bạc và quân sự
Để lôi kéo các nước ASEAN, kể cả Philippines, kinh tế và tài chính là điều đầu tiên Trung Quốc sử dụng. Họ đă “lấy ḷng” Brunei với những dự án khổng lồ, tăng lượng đầu tư vào nước này lên 86 triệu USD chỉ trong quư đầu tiên của năm 2016, theo The Brunei Times và đă làm tương tự với Philippines.
“Điều này (những thỏa thuận song phương) sẽ được thực hiện theo phương án tài chính dành cho cơ sở hạ tầng điển h́nh như một đường cao tốc nối Manila với Clark (ở Philippines) và gây áp lực lên Tổng thống Duterte nhằm giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Philippines, đổi lại những mối quan hệ song phương tốt hơn”, Giáo sư Carl Thayer cho biết thêm.
Trong khi đó, TS Zach Abuza cũng khẳng định Trung Quốc sẽ tận dụng quyền lực từ sự tài trợ dành cho khoảng 10 nước đă công khai ủng hộ họ về câu chuyện Biển Đông, trong đó đa phần là những nước nằm trong đất liền, nghèo, tham nhũng và phụ thuộc vào Trung Quốc.
Trước sức ép từ quốc tế, Trung Quốc cũng sẽ có khả năng thể hiện sức mạnh quân sự. “Trong trường hợp căng thẳng nhất, Trung Quốc có thể gia tăng việc quân sự hóa các đảo mà họ đă xây dựng, và cố gắng ngăn chặn sự tiếp cận của Việt Nam cũng như các nước. Họ có thể sẽ thành lập một vùng nhận diện pḥng không (AZID)”, TS Abuza nói thêm.
VietBF © Sưu Tầm