VBF-Như vậy là sau 1 thời gian Philippines dài khởi kiện TQ về đường chín đoạn ở Biển Đông th́ ṭa Trọng tài thường trực (PCA) đă có tuyên tố cuối cùng. Đó là đường lưỡi ḅ mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố không có cơ sở pháp lư.
Theo Guardian, Ṭa trọng tài tuyên bố Philippines thắng kiện Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Ṭa Trọng tài tuyên bố yêu sách "đường lưỡi ḅ" của Trung Quốc không có cơ sở pháp lư.
Hội đồng thẩm phán của PCA.
Phán quyết của ṭa tuyên bố Trung Quốc không có “quyền lịch sử” với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi ḅ".
Ṭa trọng tài thuộc PCA cũng kết luận không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc.
Năm 2013, Philippines khởi kiện "đường lưỡi ḅ" do Trung Quốc đơn phương tuyên bố và cho rằng nó không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và vô căn cứ. Tháng 10/2015, PCA tuyên bố cơ quan này có đủ thẩm quyền để xét xử vụ kiện.
Trung Quốc luôn giữ quan điểm rằng tranh chấp với các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông cần được giải quyết song phương và kiên quyết không tham gia vụ kiện và tuyên bố sẽ phớt lờ phán quyết của PCA.
Theo Guardian, Trung Quốc đă thua trong vụ kiện quan trọng ở Biển Đông với Philippines. Phán quyết của PCA sẽ làm gia tăng áp lực lên Bắc Kinh trong việc ngừng các hành vi mở rộng khai hoang và các hành vi quân sự hóa ở các khu vực tranh chấp.
Phán quyết mà PCA công bố vào chiều ngày 12/7 bao gồm hàng loạt các chỉ trích nhằm vào hành động và tuyên bố đ̣i chủ quyền của Trung Quốc.
Ṭa kết luận, “mặc dù các ngư dân Trung Quốc có bằng chứng lịch sử về việc sử dụng các đảo ở Biển Đông nhưng không có bằng chứng cho thấy, Bắc Kinh kiểm soát độc quyền vùng biển và nguồn tài nguyên này”.
“Ṭa tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lư để đ̣i quyền lịch sử với vùng lănh hải nằm bên trong cái gọi là "đường lưỡi ḅ", Guardian dẫn thông cáo từ PCA cho biết.
Trong bản phán quyết dài 497 trang, Ṭa Trọng tài cũng kết luận không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc. Trong khi một số khu vực thuộc EEZ của Philippines v́ các khu vực này không nằm trong vùng chồng lấn với bất cứ quyền lợi nào của Trung Quốc.
Ṭa PCA cho biết: “Trung Quốc đă vi phạm chủ quyền của Philippines trong EEZ v́ can thiệp vào hoạt động đánh cá và khai thác dầu mỏ, xây dựng đảo nhân tạo, không thể ngăn cản ngư dân Trung Quốc đánh cá trong vùng biển này".
Ṭa kết luận ngư dân Philippines có ngư trường đánh cá truyền thống ở Băi cạn Scarborough và Trung Quốc đă can thiệp trái phép vào quyền này . Ṭa Trọng Tài tuyên bố các tàu thực thi pháp luật Trung Quốc đă tạo ra nguy cơ va chạm nghiêm trọng khi cố t́nh chặn tàu Philippines.
Ṭa Trọng Tài ở The Hague cũng lên án hành vi cải tạo và xây dựng (trái phép) của Trung Quốc đối với 7 thực thể ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và cho rằng điều này “đă gây ra tác hại nghiêm trọng đối với môi trường rạn san hô và vi phạm nghĩa vụ trong việc giữ ǵn và bảo vệ các hệ sinh thái mong manh và môi trường sống của các loài cạn kiệt, đe dọa, hoặc nguy cơ tuyệt chủng".
Việc Trung Quốc cải tạo đảo “không phù hợp với nghĩa vụ của một quốc gia trong quá tŕnh tố tụng giải quyết tranh chấp”, ṭa tuyên bố. “Trung Quốc đă gây tổn hại nghiêm trọng môi trường biển không thể khắc phục, tiêu hủy bằng chứng về t́nh trạng tự nhiên của các thực thể ở Biển Đông”.