Cuối cùng robot cũng đă được sử dụng để tiêu diệt tên bắn tỉa hơn chục cảnh sát của Mỹ. Trong số này có đến 5 cảnh sát đă tử vong. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Theo CNN, lần đầu tiên trong lịch sử cảnh sát Mỹ, họ đă phải sử dụng robot mang bom nổ để tiêu diệt nghi phạm.
Tại cuộc họp báo sau khi 5 nhân viên cảnh sát thành phố Dallas , bang Texas, Mỹ vừa thiệt mạng, cảnh sát trưởng Dallas David Brown cho biết: “Do nghi phạm quá nguy hiểm, chúng tôi không c̣n biện pháp nào có thể tiếp cận được chúng. Và nếu sử dụng biện pháp khác có lẽ con số cảnh sát thương vong không dừng lại ở con số 5. Chúng tôi thấy không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng robot mang bom. Chúng tôi đặt một thiết bị lên nó để cho nó phát nổ ở nơi nghi phạm cố thủ”.
Hiện trường vụ bắn tỉa súng ở Dallas
Theo CNN, giới chức nước này cho biết, tên nghi phạm muốn giết cảnh sát da trắng . Và cuối cùng để tiêu diệt được hắn, cảnh sát phải sử dụng một quả bom điều khiển từ xa để phát nổ.
Chuyên gia về robot Peter W. Singer của Trung tâm nghiên cứu công nghệ Mỹ nhấn mạnh: “T́nh huống cảnh sát Dallas dùng robot để kích hoạt bom dường như là cơ quan hành pháp đầu tiên sử dụng robot để làm thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt tội phạm.
Loại robot được cho là sử dụng để tiêu diệt nghi phạm tại vụ bắn tỉa súng ở Dallas
Đây là cuộc nổ súng nhằm vào cảnh sát kinh hoàng diễn ra ngày 7/7, đă có 11 cảnh sát và hai dân thường bị bắn trong vụ phục kích tại thành phố Dallas . Vụ việc xảy ra khi đám đông biểu t́nh đang tuần hành để phản đối việc cảnh sát liên tiếp bắn chết dân thường da màu trong hai ngày.
Theo WSJ, cảnh sát đă sử dụng loại robot phá bom, và đặt trên nó chất nổ C-4. Tuy nhiên sự việc này đă gây tranh cái lớn tại Mỹ v́ đây là lần đầu tiên các cơ quan chức năng sử dụng biện pháp này.
Thị trưởng Dallas Mike Rawlings đă có lời khen ngợi cảnh sát trưởng Brown: “Ông ấy đă có một quyết định đúng đắn. Khi không có cách nào khác, tôi nghĩ đây là một biện pháp tốt. Điều quan trọng là chúng ta đă giữ cho cảnh sát tránh khỏi nguy hiểm”.
Song William Cohen, một cựu nhân viên Exponent, người giúp thiết kế MARCbot đưa ra quan ngại: “Chúng ta đều biết robot được sản xuất để cứu mạng sống thay v́ kết thúc chúng. Dù tất cả chúng ta đều biết, nhờ sự “hi sinh” của robot mà rất nhiều cảnh sát và dân thường không ai bị chết. Cảnh sát sẽ vạch ra ranh giới như thế nào khi quyết định giữa việc tiếp tục thương lượng và làm một điều ǵ đó như thế này? Tại sao chúng ta không chờ nghi phạm đầu hàng?”.
Chung suy nghĩ về việc sử dụng robot trong tiêu diệt nghi phạm, GS đại học California Elizabeth Joh nói: “Nếu robot có khả năng giết người được sử dụng trong t́nh huống này, chúng có thể c̣n được sử dụng ở đâu nữa? Chúng ta liệu có muốn robot mang khả năng giết người trở thành một phần thường trực trong ngành cảnh sát? Chúng ta liệu có muốn chúng có trí tuệ nhân tạo? Vụ việc ở Dallas cho thấy đây không phải là giả thiết xa vời”.
Theo NYTimes, vụ việc này cũng dấy lên lo ngại có thể cả trong những trường hợp không cần thiết, giới chức Mỹ cũng sẽ dùng robot một cách bừa băi. Seth Stoughton, một giáo sư luật tại Đại học Nam Carolina bày tỏ: “Vụ việc tại Dallas có thể khiến các cảnh sát khác học theo, kể cả trong các t́nh huống không hợp lư.
Chúng ta có thể thấy robot được sử dụng cho mục đích tiêu diệt ở các trường hợp nhẽ ra không cần nó, bởi v́ chúng rất dễ sử dụng và có vẻ an toàn hơn so với các lựa chọn khác. Chúng ta phải ít nhất thừa nhận một số rủi ro của việc lạm dụng”.
AP cũng thông tin, trên thế giới những loại robot như vậy được cảnh sát đă sử dụng để xử lư những vật thể nghi là bom trong các vụ đấu súng, bắt cóc con tin. Trong khi đó, quân đội trên thế giới chủ yếu dựa vào robot để vô hiệu hóa các thiết bị nổ tự chế. Các chuyên gia quân sự cho biết robot mặt đất ít khi được sử dụng để tiêu diệt kẻ thù. Mục đích chính của chúng là phát hiện và tháo ng̣i nổ quả bom để cứu mạng sống.
Phương Anh