Trong 30.000 email của bà Clinton có chứa những thông tin cực ‘tuyệt mật’
Đó là những ǵ?
Liệu bà có phải trả giá cho chuyện này?
Các cuộc trao đổi bằng email cá nhân của bà Hillary Clinton chứa cả những thông tin được xếp vào hàng "tuyệt mật".
Bà Hillary Clinton. Ảnh: AP
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey hôm qua cho biết cơ quan này khuyến nghị không nên truy tố ứng viên tranh cử tổng thống thuộc đảng Dân chủ Hillary Clinton v́ hành động sử dụng email cá nhân cho việc công khi bà c̣n giữ chức ngoại trưởng.
Trong cuộc họp báo kéo dài và chi tiết một cách bất thường, ông Comey cung cấp thông tin khá cụ thể về quá tŕnh FBI điều tra máy chủ email bà Clinton sử dụng, những phát hiện của họ cũng như đưa ra một số lời khuyên dành cho Bộ Tư pháp.
Cựu ngoại trưởng Mỹ và các đồng minh lâu nay miêu tả những ǵ mà FBI thực hiện suốt thời gian qua chỉ như "cuộc điều tra an ninh" b́nh thường nhưng với lượng thông tin lớn như vậy được hé lộ, rơ ràng đây là một cuộc điều tra xuyên suốt, tốn kém, tập trung chủ yếu vào Clinton cũng như những người mà bà tương tác, trao đổi thông qua email cá nhân, theo Politico.
Dù không phát hiện "bằng chứng rơ ràng" cho thấy bà Clinton cố t́nh vi phạm những quy định liên quan đến thông tin bí mật nhưng ông Comey cho hay FBI vẫn có chứng cứ về việc cựu ngoại trưởng Mỹ cùng đội ngũ của ḿnh đă "cực kỳ thiếu thận trọng trong việc xử lư các thông tin nhạy cảm, bí mật".
Giám đốc FBI nhấn mạnh hành động sử dụng một hệ thống email chưa kiểm duyệt để xử lư thông tin mật là "đặc biệt đáng lo ngại" v́ hệ thống kiểu này không được bảo vệ 24/7 bởi các chuyên gia có kinh nghiệm như những người đang bảo vệ các hệ thống máy chủ chính thức của chính quyền.
Trong 30.000 email cá nhân luật sư đại diện cho bà Clinton gửi tới Bộ Ngoại giao có 110 tin nhắn cá nhân, 52 chuỗi email chứa các thông tin mật ở nhiều cấp độ khác nhau. Trong 52 chuỗi email kể trên, 8 chuỗi chứa các thông tin "tuyệt mật", 36 chuỗi dừng lại ở mức độ "bí mật" và 8 chuỗi có những thông tin "kín đáo", mức bảo mật thấp nhất.
Không chỉ điều tra 30.000 email bà Clinton nộp cho Bộ Ngoại giao, FBI c̣n đánh giá, phân tích "hàng ngh́n" email công việc khác liên quan đến cựu ngoại trưởng Mỹ bằng cách t́m kiếm những thiết bị gắn liền với các tên miền email cá nhân hay kiểm tra email lưu trữ của các nhân viên chính phủ. Trong số những email này, FBI xếp một email vào danh sách thông tin "bí mật", hai email gắn mác thông tin "kín đáo", dựa trên các tiêu chí áp dụng tại thời điểm chúng được gửi hoặc nhận.
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey hôm qua trong cuộc họp báo công bố kết quả điều tra bà Hillary Clinton. Ảnh: AP
Theo ông Comey, cuộc điều tra đă cung cấp đủ dữ liệu để khiến FBI tin rằng bà Clinton "không cố ư thực hiện hành vi sai trái" khi dùng email cá nhân cho việc công trong thời gian làm ngoại trưởng Mỹ.
Ngoài ra, FBI cũng không phát hiện chứng cứ trực tiếp nào cho thấy máy chủ email cá nhân của bà Clinton bị tin tặc tấn công. Song, ông Comey thêm rằng, bản chất của hệ thống mà bà Clinton sử dụng khiến việc t́m ra những dấu hiệu này gần như là nhiệm vụ bất khả thi. Khả năng tin tặc truy cập được vào các email cá nhân của bà Clinton hoàn toàn "có thể xảy ra", ông Comey nói.
Bên cạnh đó, theo ông Comey, quyết định truy tố áp dụng trong các trường hợp tương tự trước đây được đưa ra dựa trên ba yếu tố: mức độ cố ư xử lư sai thông tin bí mật, lượng thông tin mật bị tiết lộ bởi hành vi sai trái có chủ đích và "dấu hiệu thể hiện sự không trung thực đối với quốc gia hay các nỗ lực cản trở việc thực thi công lư".
V́ không nhận thấy những yếu tố kể trên trong vụ việc của bà Clinton nên FBI khuyến nghị không nên truy tố cựu ngoại trưởng Mỹ. Ông Comey cẩn thận chỉ ra rằng hành động sử dụng email cá nhân cho việc công của bà Clinton vẫn có khả năng gây ra những hậu quả "về an ninh và hành chính" nhưng nhỏ nhặt và đó không phải trọng tâm của cuộc điều tra.
Tranh căi
Theo Guardian, dù giành thắng lơi ở đấu trường pháp lư nhưng chưa chắc bà Clinton có thể thoát khỏi mũi dùi chỉ trích từ dư luận.
Những người ủng hộ Clinton cho rằng cựu ngoại trưởng Mỹ từng nhiều lần lên tiếng thừa nhận phạm sai lầm và kết quả điều tra của FBI nên đặt dấu chấm hết cho sự việc. "Chúng tôi vui mừng v́ vấn đề đă được giải quyết", Brian Fallon, phát ngôn viên cho chiến dịch tranh cử của bà Clinton, chia sẻ.
B́nh luận viên David Smith nhận định với sự chứng thực từ FBI, bà Clinton có thể đàng hoàng tham gia đại hội đảng Dân chủ tại Philadelphia vào ngày 25/7 tới đây. Bên cạnh đó, nó cũng củng cố thêm khả năng bà trở thành đại diện đảng Dân chủ tham gia cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, bất chấp việc đối thủ cùng đảng Bernie Sanders từng tuyên bố sẽ không bỏ cuộc.
Tuy nhiên, phe Cộng ḥa dường như cũng đă thu thập đủ "đạn dược" từ những thông tin mà FBI công bố để tiếp tục giáng những đ̣n công kích mới nhằm vào bà Clinton, đồng thời khoét sâu vấn đề niềm tin của cựu ngoại trưởng Mỹ.
Giới chuyên gia suy đoán ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng ḥa Donald Trump có lẽ sẽ vẫn đưa vấn đề này ra trong các bài phát biểu tranh cử.
Trong một bài viết đăng trên mạng xă hội Twitter, ông Trump so sánh vụ việc của bà Clinton với vụ của tướng David Petraeus, cựu giám đốc Cơ quan T́nh báo Trung ương Mỹ (CIA). Ông này từng phải chịu án phạt hai năm quản chế v́ chia sẻ những thông tin bí mật về tiểu sử của ḿnh với người khác.
"Cả hệ thống đang bị lừa dối. Tướng Petraeus rơi vào rắc rối v́ thứ ít nghiêm trọng hơn thế này nhiều lần. Quá quá bất công! Như thường lệ, một phán quyết tồi tệ", ông viết.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan cũng lên án quyết định không truy tố hành động của bà Clinton.
"Không ai được phép đứng trên pháp luật. Nhưng dựa vào những tuyên bố của giám đốc FBI, dường như pháp quyền đă bị xâm hại", ông nhấn mạnh. "Từ chối truy tố ngoại trưởng Clinton v́ xử lư sai và lưu truyền thông tin an ninh quốc gia một cách thiếu thận trọng sẽ tạo ra tiền lệ xấu".