Bạn có tin là giấy lau miệng bạn sử dụng không hề sạch chút nào không? Đă có những chứng minh về điều đó rồi. Nên Việt kiều về VN chớ dài mà dùng khăn giấy ngoài hàng nha.
Các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nên sử dụng giấy vệ sinh thay giấy ăn, rất nguy hại đối với sức khỏe. Ảnh minh họa
Giấy “bẩn” ngập bàn ăn
Theo khảo sát của PV Báo GĐ&XH, tại nhiều quán ăn, đặc biệt là các quán ăn trên vỉa hè, ven đường vẫn “chuộng” loại giấy ăn bản vuông với nhiều màu sắc, trong đó chủ yếu là loại giấy màu xám đục. Đặc điểm của loại giấy này là bề mặt sần sùi, thỉnh thoảng c̣n sót lại nhiều vệt màu xanh, đỏ, tím vàng... Và đặc biệt, loại giấy này khá cứng, có thể làm tổn thương vùng da quanh miệng khi sử dụng, nhất là đối với làn da của trẻ nhỏ.
Không những thế, một số quán ăn b́nh dân, nhỏ lẻ v́ muốn tiết kiệm chi phí, c̣n “trưng dụng” các cuộn giấy vệ sinh thành giấy ăn bày trên các bàn ăn. Có mặt tại một quán ăn phục vụ đồ ăn sáng trên đường Trung Kính (quận Cầu Giấy, Hà Nội), h́nh ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là những cuộn giấy vệ sinh đang “ngự trị” cạnh các ống đũa trên các bàn ăn. Nhiều thực khách có mặt trong quán cũng vô tư dùng giấy đó để lau bát đũa, lau tay hay thậm chí là dùng để lau miệng sau khi ăn.
Khi được hỏi về việc có nên dùng giấy vệ sinh thay thế giấy ăn trong các bữa ăn, nhiều người tỏ ra ái ngại trả lời không nên. Một số khác cho rằng, nếu không có giấy ăn “chuẩn” th́ dùng tạm giấy vệ sinh cũng được v́ “có c̣n hơn không”. Trong khi đó, nhiều thực khách khó tính nhất quyết phản đối việc dùng các cuộn giấy vệ sinh hoặc các tờ giấy “đen ng̣m” trên các bàn ăn v́ theo họ, việc làm này vừa mất mỹ quan, vừa không đảm bảo vệ sinh trong quá tŕnh sử dụng.
Giấy vệ sinh “ngập” bàn ăn không chỉ là chuyện của các quán ăn b́nh dân mà ngay cả tại một số gia đ́nh, loại giấy này đă trở thành giấy “đa năng”, tức là không chỉ sử dụng với chức năng trong các nhà vệ sinh, mà c̣n được sử dụng thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày v́ chi phí loại giấy này khá rẻ, chỉ khoảng vài chục ngh́n là có giấy dùng cho cả tháng. Tuy nhiên, đa phần những người được hỏi về tác hại lâu dài của việc lạm dụng giấy vệ sinh để chùi miệng, đều lắc đầu không biết và lư giải rằng đă quen sử dụng v́ vừa rẻ, vừa tiện lợi và chưa thấy tác hại ǵ(?!).
Rước họa v́ ham giấy rẻ
Trao đổi với PV, TS Trần Quang Tùng, Viện Kỹ thuật hóa học (ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết: Mỗi loại giấy sản xuất ra đều có các chức năng khác nhau, do vậy nó cũng đ̣i hỏi các quy chuẩn khác nhau. Cụ thể, giấy ăn và giấy vệ sinh cùng được sản xuất từ bột giấy, tuy nhiên nguồn nguyên liệu bột giấy là khác nhau. “Theo đúng quy chuẩn, giấy ăn sẽ được sản xuất từ các nguồn bột giấy thiên nhiên có hàm lượng xenlulozơ cao như tre, trúc, gỗ, cỏ. Trong khi đó nguồn bột giấy dùng cho việc sản xuất giấy vệ sinh chủ yếu là nguồn nguyên liệu giấy tái chế. Nghĩa là các loại giấy phế thải như giấy báo, giấy viết, giấy in, b́a carton, bao xi măng… sẽ được thu mua lại, đem về ḥa tan trong xút (NaOH), sau đó loại bỏ mực in, tẩy trắng (chủ yếu dùng nước Javen), cuối cùng là lên khuôn thành bản giấy”, TS Trần Quang Tùng phân tích.
Theo TS Trần Quang Tùng, đối với giấy vệ sinh hoặc giấy kém chất lượng, nếu không được xử lư tốt trong quy tŕnh tái chế sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe rất lớn. Chẳng hạn, trong giấy c̣n sót lại mực in chưa được xử lư, hoặc các hóa chất tồn dư trong quá tŕnh tái chế. Do đó, khi dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn sẽ để lại một lượng bụi giấy không nhỏ ở trên da, trên miệng. Nếu hít phải lượng bụi giấy này sẽ làm tổn thương các phế nang và gây nên các bệnh về phổi.
Mặt khác, trong quá tŕnh sản xuất giấy vệ sinh, tay chân của công nhân không được vệ sinh sạch sẽ, tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, vi trùng. Các vi khuẩn này dễ dàng xâm nhập vào giấy trong quá tŕnh xử lư, đóng gói, vận chuyển và tiếp tục xâm nhập vào cơ thể con người trong quá tŕnh sử dụng, gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn, nhất là những người có sức đề kháng kém.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, TS Trần Quang Tùng khuyến cáo, người dân không nên sử dụng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn. Nên sử dụng giấy ăn và giấy vệ sinh đúng mục đích vốn có của nó. Ngoài ra, TS Trần Quang Tùng cho biết thêm, người dân cũng không nên dùng giấy ăn thay cho giấy vệ sinh v́ như vậy là lăng phí. Mặt khác, giấy ăn khó bị phân hủy hơn giấy vệ sinh, do đó, nếu sử dụng nhiều lần và lâu dài sẽ dễ gây tắc nghẽn bồn cầu vệ sinh.
Không nên lạm dụng
Trong các trường hợp không quá cần thiết, không nên lạm dụng sử dụng các loại giấy, kể cả giấy ăn và giấy vệ sinh. Ví dụ, hạn chế dùng giấy ăn trong các quán ăn để lau bát đũa, nhất là loại giấy bản vuông nhỏ, có màu xám đen, bề mặt sần sùi, có nhiều vệt mực đen, v́ đây là loại giấy có quy tŕnh xử lư rất “ẩu”, tồn dư nhiều mực in và hóa chất, rất hại cho sức khỏe người dùng.
Theo TS Trần Quang Tùng, giấy để sản xuất làm giấy ăn phải đảm bảo dai, mịn, khi lau không để lại bụi giấy trên da hoặc trên vật dụng được lau. Loại giấy này thường có màu trắng ngà, không trắng lóa v́ ít bị xử lư bởi hóa chất tẩy trắng. Trong khi đó, giấy vệ sinh phải đảm bảo có độ xốp nhất định để dễ hút nước và quan trọng là để dễ phân hủy sau khi dùng. Do đó, nếu dùng giấy vệ sinh lau tay sẽ thấy để lại những bụi giấy trên da tay.
vietbf @ sưu tầm