Trung Quốc vẫn luôn lộng hành và lộng quyền ở ngoài biển Đông. Ḷng tham không đáy khiến quốc gia này muốn độc chiếm biển đảo chung của khu vực. Giữa lúc truyền thông Trung Quốc không ngừng đăng tải thông tin về cuốn sách cổ 600 năm tuổi, cho thấy nhiều đời ngư dân Trung Quốc tại đảo Hải Nam từng đi biển tới quần đảo Trường Sa, điều tra của kênh BBC lại cho thấy cuốn sách không hề tồn tại.
Phóng viên John Sudworth của BBC mới đây đă có chuyến công du tới đảo Hải Nam, để điều tra những thông tin gần đây liên tục được truyền thông Nhà nước Trung Quốc đăng tải, về sự tồn tại của một tài liệu đặc biệt quư.
Cuốn sách được mô tả là có lịch sử 600 năm, có tầm quan trọng quốc gia, chứa bằng chứng được cho là minh chứng cho những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
“Tôi đă vứt nó đi”
Theo những thông tin có được, phóng viên BBC đă tới cảng cá Tanmen, trên bờ đông của đảo Hải Nam để t́m gặp một lăo ngư dân đă nghỉ hưu có tên Su Chengfen.
Ông Su, 81 tuổi, được khẳng định là người sở hữu cuốn sách, ghi lại chính xác những chỉ dẫn hàng hải mà tổ tiên của ông đă ghi chép trên hành tŕnh tới những băi đá nằm rải rác trên quần đảo Trường Sa, cách đảo Hải Nam hàng trăm hải lư.
“Trung Quốc quả quyết rằng những cấu trúc đó thuộc chủ quyền của nước này chủ yếu dựa trên lập luận rằng “chúng tôi là người đầu tiên tới đó”. Do vậy cuốn sách của ông Su, “được nâng niu” và “gói cẩn thận trong nhiều lớp giấy” rơ ràng là một dạng Chén Thánh trong hàng hải”, phóng viên BBC viết.
Theo báo giới Trung Quốc, cuốn sách cung cấp “bằng chứng đanh thép” về việc Trung Quốc sở hữu Biển Đông. Do đó, phóng viên BBCđă tới t́m gặp ông Su để làm rơ.
Khi họ tới nơi, ông Su đang bận rộn với công việc xây dựng mô h́nh một con thuyền ở sân trước nhà, cách biển chỉ vài bước chân.
“Nó (cuốn sách) được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”, ông Su nói với phóng viên BBC khi được hỏi về cuốn sách. “Từ đời ông của tôi, tới đời cha tôi và sau đó là đến tôi. Nó chủ yếu chỉ cho chúng tôi cách tới một nơi nào đó và trở về, làm thế nào để tới quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và làm sao để trở về đảo Hải Nam”.
Nhưng khi được phóng viên đề nghị cho xem cuốn sách - mà sự tồn tại của nó mới chỉ vài tuần trước, được truyền thông Trung Quốc đăng tải vô cùng rộng răi - th́ câu trả lời của ông Su thật bất ngờ.
“Ông Su nói với tôi rằng cuốn sách không tồn tại”, phóng viên John Sudworth cho biết.
“Mặc dù cuốn sách rất quan trọng, tôi đă vứt nó đi bởi nó bị hỏng”, ông Su nói. “Nó được lật giở quá nhiều lần. Nước biển trên những ngón tay đă ăn ṃn nó... Và rồi cuốn sách không c̣n đọc được nên tôi ném nó đi”.
“Cho dù cuốn sách có từng là ǵ đi nữa, có vẻ như nó không c̣n là bằng chứng đanh thép về bất kỳ điều ǵ”, phóng viên BBC b́nh luận.
Và cho dù ông Su có đưa ra được cuốn sách trên đi nữa, nó cũng chỉ có thể cho thấy người Trung Quốc xưa kia từng sử dụng Biển Đông, nhưng không sở hữu vùng biển này, phóng viên Sudworth khẳng định.
Nhưng có lẽ do nhu cầu phải khiến cho thực tại phù hợp với chi tiết lịch sử chính thống đă khiến cuốn sách của ông Su một cách thần kỳ trở thành bằng chứng rơ ràng, vững chắc được truyền thông nhà nước đăng tải, nhằm phục vụ cho một luận điểm không dễ đứng vững trước những phản biện.
Không thể được tận mắt thấy “bằng chứng đanh thép” mà truyền thông Trung Quốc rêu rao, phóng viên BBC rời nhà ông Su trong hụt hẫng, nhưng lại được thấy sự “chu đáo” của chính quyền địa phương trong việc kiểm soát mọi thông tin liên quan đến Biển Đông.
Bất kỳ nơi nào họ tới, những chiếc xe đen ng̣m của chính quyền cũng bám theo, từ khi họ đặt chân xuống bến cảng tới khi họ cố gắng phỏng vấn một vài ngư dân, tới một khu chợ hải sản để phỏng vấn một vài thương nhân, và cả trên đường về khách sạn.
“Sự chú ư này có vẻ không mấy cần thiết bởi hầu như không có ai chúng tôi tiếp xúc muốn nói về chủ đề đó”, phóng viên BBC cho biết. Những người đồng ư trả lời th́ không làm ǵ khác ngoài việc đơn giản lặp lại những luận điệu của các quan chức, rằng Biển Đông thuộc về Trung Quốc bởi ngư dân Trung Quốc là người đầu tiên tới đây (!?).
Dù vậy, giới chức địa phương cho thấy họ không muốn có bất kỳ sơ suất nào. Sau cuộc phỏng vấn với BBC, thuyền trưởng một con tàu đă lập tức bị cảnh sát đưa đi và tra hỏi.
Dân quân biển
Tất cả những sự việc này diễn ra trong bối cảnh Ṭa Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc tại Hà Lan chuẩn bị ra phán quyết trong vụ Philippines kiện các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, thông qua cái gọi là “đường 9 đoạn” hay "đường lưỡi ḅ".
Hiện rất ít người cho rằng phán quyết này sẽ có lợi cho Trung Quốc, thậm chí PCA có thể sẽ tuyên bất hợp lệ đối với hầu hết những tuyên bố chủ quyền quá mức của nước này. Do đó, không mấy ngạc nhiên khi Bắc Kinh tuyên bố không tham gia tiến tŕnh xét xử và cũng không thừa nhận thẩm quyền của PCA.
Thay vào đó Trung Quốc gia sức bảo vệ cho lập trường của ḿnh bằng cách đẩy mạnh truyền thông, một mực lập luận rằng lịch sử đứng về phía ḿnh, đồng thời gia tăng nỗ lực ngoại giao để lôi kéo sự ủng hộ của các đồng minh. Đó cũng là một phần lư do v́ sao sự hiện diện của phóng viên nước ngoài tại đảo Hải Nam ở thời điểm này lại thu hút sự chú ư cao từ giới chức Trung Quốc.
Ngoài ra, có lẽ c̣n một nguyên nhân khác, theo phóng viên BBC, đó là việc họ đă đặt nhiều câu hỏi về những “dân quân biển” trên đảo Hải Nam.
Trung Quốc nhiều thập niên qua vẫn được biết đến với hoạt động huấn luyện quân sự cho ngư dân. Nhưng những năm gần đây, số lượng dân quân trên các tàu cá được tin là đă tăng lên và hành động của họ ngày càng quyết liệt hơn để giúp đảm bảo và thực thi các tuyên bố chủ quyền của nước này.
Lợi thế chiến lược của lực lượng này đó là họ có thể được sử dụng, và vẫn thường được sử dụng, cho những hoạt động quân sự bất thường - như chiếm đóng lănh hải, thực hiện hoạt động do thám hoặc quấy rối các tàu thuyền nước khác - dưới vỏ bọc tàu cá dân sự.
Hoạt động của các đơn vị dân quân này tại cảng Tanmen được thể hiện rất rơ. Lực lượng này có cả trụ sở riêng nằm trong khu trụ sở chính quyền thị trấn, và từng được Chủ tịch Tập Cận B́nh tới thăm năm 2013.
Giáo sư Andrew S Erickson, công tác tại Viện nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc, thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, tin rằng sự hiện diện của lực lượng bán quân sự này tại vùng biển đă có nhiều vấn đề sẽ làm gia tăng nguy cơ leo thang nguy hiểm.
“Tôi thấy rủi ro tính toán sai và leo thang căng thẳng là vô cùng lớn”, ông Erickson nói. “Cách tiếp cận hiện nay của Trung Quốc trong việc sử dụng lực lượng dân quân biển không chỉ khiến họ gặp nguy hiểm, mà c̣n khiến các cá nhân và tàu thuyền quanh đó gặp nguy hiểm”.
Theo chuyên gia này, nguy cơ đó c̣n cao hơn một khi PCA đưa ra phán quyết. Ông Erickson cho rằng khi đó Trung Quốc sẽ t́m cách để thể hiện mạnh mẽ sự phản đối của ḿnh, quyết tâm cũng như sự không hài ḷng với phán quyết.
vietbf @ sưu tầm