VBF-Đây không phải là lần đầu tiên Indonesia và TQ chạm trán nhau trên biển đông.Ở mọi lần trước khi TQ tỏ ra lấn lướt đều nhận được sự nhượng bộ từ Indonesia nhưng giừo th́ đă khác...Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán ở Biển Đông, Indonesia cần phải thay đổi lập trường thay v́ duy tŕ vị thế trung lập như hiện tại.
Lần thứ ba trong năm nay, hải quân Indonesia đụng độ với tàu cá Trung Quốc trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) xung quanh quần đảo Natuna của nước này. Hôm 17/6, tàu chiến Indonesia đă truy đuổi, nổ súng và bắt giữ các thuyền viên Trung Quốc với cáo buộc đánh bắt cá trái phép.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi tái khẳng định lập trường của Indonesia về vấn đề Biển Đông, rằng Jakarta không có vùng chồng lấn với Bắc Kinh.Trong khi đó, bộ ngoại giao Trung Quốc lại có quan điểm hoàn toàn trái ngược. Bắc Kinh giải thích vùng biển xung quanh quần đảo Natuna là "ngư trường đánh bắt truyền thống của Trung Quốc". Các nhà lập pháp Indonesia đang hối thúc chính phủ có quan điểm cứng rắn hơn trong vấn đề tranh chấp lănh thổ, điều mà Jakarta vẫn đang cân nhắc.
Hiện tại, Indonesia vẫn chủ trương duy tŕ vị thế trung lập, né tránh việc làm gia tăng căng thẳng hay đụng độ với Trung Quốc. Theo National Interest, dù Indonesia có tiếp tục lựa chọn con đường này nhưng những đụng độ với Trung Quốc ở EEZ vẫn có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt là trong bối cảnh Ṭa Trọng Tài thường trực (PCA) sắp ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông.
Nói cách khác, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn át trong bối cảnh Indonesia không thể hiện rơ lập trường. Bắc Kinh không coi vùng biển xung quanh quần đảo Natuna là EEZ của Indonesia và khu vực này có thể trở thành điểm nóng tranh chấp trong khu vực.
Ngay chính nội bộ chính phủ Indonesia cũng có những quan điểm trái chiều, thể hiện sự thiếu thống nhất. Trong khi Ngoại trưởng Marsudi nhấn mạnh lập trường không có chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông, Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti lại cho rằng việc tàu cá Trung Quốc xâm nhập ở Natuna là "hành vi phạm tội nghiêm trọng".
Tất nhiên, Indonesia có thể thống nhất quan điểm chung trong nội bộ chính phủ. Vấn đề này cũng được diễn giải đơn thuần là một vụ tranh chấp tài nguyên biển trong lĩnh vực kinh tế. Trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ tổng thống, ông Joko Widodo đă có những tuyên bố cứng rắn về việc bảo vệ chủ quyền của Indonesia.
Việc né tránh phát ngôn cứng rắn đồng nghĩa mối quan hệ kinh tế của quốc gia có mức tăng trưởng lớn nhất Đông Nam Á sẽ không bị ảnh hưởng. Liệu các nhà lănh đạo Indonesia có nên nhắc đến sự cố tàu cá Trung Quốc liên quan đến chính trị, tranh chấp chủ quyền?.
Theo National Interest, điều này sẽ khiến Jakarta đứng trước nhiều rủi ro nhưng không phải là không mang ư nghĩa tích cực. Đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường củng cố các tuyên bố chủ quyền trái phép của ḿnh.
Bằng việc thay đổi chính sách về Biển Đông tương ứng với môi trường hàng hải đang biến đổi mạnh mẽ, Indonesia sẽ gửi đi thông điệp củng cố EEZ của nước này, rằng mọi hành động gây hấn từ Trung Quốc sẽ tác động đến chủ quyền lănh thổ Indonesia.
Cả Indonesia và ASEAN đều hưởng lợi khi hành động dựa trên luật pháp quốc tế. Là một quốc gia có ảnh hưởng, có tiềm năng dẫn dắt ASEAN, Indonesia có thể là nước thúc đẩy một ASEAN thống nhất, cùng xây dựng tuyên bố chung về vai tṛ của hiệp hội đối với vấn đề Biển Đông.
Trong khi thay đổi mang ư nghĩa hứa hẹn, có nhiều lư do để lư giải v́ sao Indonesia có thể sẽ không thay đổi lập trường về Biển Đông. Lựa chọn con đường cứng rắn hơn với Trung Quốc đồng nghĩa rằng Indonesia đă công nhận tranh chấp chủ quyền biên giới trên biển với Bắc Kinh.
Các ngoại trưởng Indonesia cho đến nay luôn phủ nhận và né tránh điều này. Vẫn c̣n một lựa chọn khác cho Indonesia bằng cách xây dựng mối quan hệ với nhiều cường quốc có mối quan tâm về lợi ích an ninh trong khu vực. Như vậy, Indonesia không cần phải trực tiếp nhảy vào cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Tuy nhiên, không có nhiều khả năng Jakarta có thể trở thành nhà lănh đạo mới của ASEAN về Biển Đông. Sự chia rẽ của ASEAN đă thể hiện rơ khi Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố, nước này không ủng hộ phán quyết của PCA. Vấn đề của ASEAN vốn đă hết sức phức tạp cũng khiến cho Indonesia phản ứng dè dặt.
Cuối cùng, đây là thời điểm mà Indonesia cần sớm lựa chọn thay đổi hoặc giữ nguyên lập trường trung lập ở Biển Đông. Trong bối cảnh Trung Quốc không chấp nhận lùi bước trước phán quyết của PCA vào ngày 7/7 tới, cách mà Indonesia lựa chọn hành động có thể sẽ đặt nền móng cho cả khu vực.
Việc xây dựng lập trường rơ ràng, vững chắc ở khu vực Biển Đông vốn sẽ càng trở nên phức tạp là điều mà các nhà lập pháp Indonesia cần phải nghĩ tới.