Nếu bạn cho rằng thế giới đang phải đối mặt với hiện tượng thời tiết khắc nghiệt nhất hiện nay là El Nino thì bạn sẽ phải sốc nặng hơn nếu biết tới hiện tượng thời tiết này. Với sự khủng khiếp của mình, hiện tượng thời tiết này sẽ trở thành mối lo ngại mới của nhân loại trong tương lai.
La Nina là gì?
Hiểu đơn giản, La Nina là hiện tượng thời tiết trái ngược hoàn toàn với El Nino. Trong khi El Nino gây hiệu ứng nóng lên toàn cầu thì La Nina sẽ khiến Trái đất lạnh bất thường. La Nina còn được biết đến với cái tên Anti - El Nino hay Al Viejo.
Chu kỳ của La Nina thường kéo dài hơn El Nino. Theo quy luật khí tượng thì hiện tượng này xuất hiện ngay khi El Nino kết thúc. Trong chu kỳ của nó, La Nina bắt đầu hình thành từ tháng 3 đến tháng 6 và gây ảnh hưởng mạnh nhất vào cuối năm cho tới tháng 2 năm kế tiếp. Dòng biển lạnh ở gần xích đạo chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng La Nina và sẽ khiến nhiệt độ bề mặt nước biển nơi nó quét qua thấp hơn nhiệt độ chuẩn.
iới chuyên môn ước tính khoảng 75% hiện tượng La Nina sẽ xảy ra trong vài tháng sắp tới, và sẽ gây mưa lớn, lụt lội ở khu vực Đông Nam Á, siêu bão ở Đại Tây Dương và hạn hán ở Nam Mỹ.
Hậu quả khủng khiếp La Nina đã từng gây ra trong lịch sử
Theo một bảng thống kê báo cáo chu kỳ hoạt động và ảnh hưởng tiêu cực mà La Nina gây ra trong quá khứ từ Đại học Mỏ - Địa chất, thì chu kỳ hoạt động của La Nina có xu hướng kéo dài hơn trong nhiều năm trở lại đây.
Theo một nhà nghiên cứu thuộc Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ: "Sự chuyển đổi giữa El Nino sang La Nina tạo nên một dạng thời tiết cực đoan có sức tàn phá khủng khiếp với con người và môi sinh".
Năm 1971, Châu Mỹ đã phải hứng chịu cơn bão Ginger kéo dài cả tháng. Đây là cơn bão dài thứ hai trong lịch sử nhân loại, bao gồm 13 trận bão nhỏ kéo dài liên tục, gây ra thiệt hại khoảng 240 triệu đô la Mỹ.
Năm 1998 khi đợt El Nino rất mạnh kết thúc thì hiện tượng La Nina xuất hiện tiếp tục gây ra siêu bão Mitch hình thành từ Đại Tây Dương lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới châu Mỹ, tàn phá hàng loạt công trình, cướp đi sinh mạng của 11.000 người và khiến 11.000 người bị mất tích. Đây là cơn bão gây thương vong lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Tại Việt Nam, các tỉnh miền Trung cũng đã phải hứng chịu cơn đại hồng thuỷ kinh hoàng, nhấn chìm nhiều làng mạc, nhà cửa và làm chết hàng trăm người vào cuối năm 1998, đầu năm 1999.
Cũng trong năm 1999, cơn bão Floyd kéo dài cả tuần lễ đánh vào bờ biển phía đông của Mỹ tới tận phía Bắc Carolina, gây ra cuộc di tản lớn thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ.
Đầu tháng 6, các nhà khoa học thuộc Đại học Colorado (Mỹ), Mỹ dự đoán nước này sẽ phải hứng chịu khoảng 12 cơn bão, 5 cơn lốc biển Đại Tây Dương trong mùa La Nina năm nay. Còn Viện Khí tượng và Nghiên cứu Môi trường Colombia cảnh báo: "La Nina 2016 sẽ tác động lớn và gậy thiệt hại nặng nề cho ngành nông nghiệp nước này."
Trong khi đó ở nước ta, các chuyên gia Khí tượng Thủy văn lo ngại khả năng cơn “đại hồng thủy” ở miền Trung năm 1999 sẽ sớm tái hiện.