VBF-Quả thực biển đông đúng là sân nhà của TQ nhất là đối với MỸ.Chính v́ thế không có ǵ ngạc nhiên khi mà t́nh h́nh hiện tại TQ hoàn toàn đang có rất nhiều lợi thế khi tuyên bố chủ quyền ở khu vực này.Philip Reynolds, một nhà nghiên cứu về những vụ xung đột toàn cầu và là nghiên cứu sinh ban tiến sĩ của Đại học Hawaii tin rằng Trung Quốc đang chiếm thế thượng phong ở Biển Đông.
Một cuộc tranh luận về vấn đề Mỹ hay Trung Quốc đang chiếm thế thượng phong ở Biển Đông đă bùng nổ trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh tiến hành Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung nhằm t́m cách giải quyết những nguồn gây căng thẳng giữa hai nước.
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với hơn 80% diện tích Biển Đông và ngang ngược xây dựng (trái phép) các đảo nhân tạo trong vùng biển thương mại quốc tế then chốt này và quân sự hóa chúng.Mặc dù không có tuyên bố chủ quyền trong Biển Đông và bày tỏ lập trường trung lập với các vụ tranh chấp chủ quyền, Washington đă nhiều lần điều tàu và máy bay tiến vào các khu vực gần các đảo do Trung Quốc kiểm soát để khẳng định quyền tự do hàng hải trong vùng biển thương mại chiến lược này.
Đáp lại, Trung Quốc chỉ trích các hoạt động của Mỹ là gây hấn và tăng cường quân sự hóa các đảo nước này chiếm đóng (trái phép) trong quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) nhằm củng cố các tuyên bố bá quyền của ḿnh.
Đài VOA ngày 7/6 dẫn lời Philip Reynolds, một nhà nghiên cứu về những vụ xung đột toàn cầu và là nghiên cứu sinh ban tiến sĩ của Đại học Hawaii tin rằng Trung Quốc đang chiếm thế thượng phong ở Biển Đông.
Theo chuyên gia này, cơ sở cho lập luận của ông là tuyên bố của Trung Quốc, trong đó ngang ngược nói rằng: "Chúng tôi đang có mặt ở đây và chẳng ai làm ǵ được cả".
Theo ông, cách duy nhất để Mỹ có thể đảo ngược các vụ cải tạo, bồi đắp của Trung Quốc hiện nay ở Biển Đông là phát động một cuộc chiến tranh tốn kém mà người dân nước này không mong muốn.
Chuyên gia này cho rằng Bắc Kinh hiểu rất rơ t́nh thế khó xử này của Mỹ và tin rằng các hoạt động khẳng định tự do hàng hải của Mỹ chỉ cần lên tiếng phản đối là đủ và Bắc Kinh tiếp tục các hành động bành trướng của ḿnh ở Biển Đông.
Bill Hayton, một chuyên gia Á châu của Viện Chatam House ở London, có một cái nh́n khác về những hành động của Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông.Ông Hayton, tác giả cuốn “Biển Đông: Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á”, tin rằng Bắc Kinh chưa “thắng” trong trận chiến với Mỹ, nhất là khi xét tới t́nh h́nh ở Băi cạn Scarborough, nơi mà Trung Quốc và Philippines đều có yêu sách chủ quyền.
Theo ông, Mỹ dường như đă làm cho Trung Quốc sợ và không thực hiện các hoạt động cải tạo băi cạn Scarborough như các báo cáo được công bố gần đây.
Ông Hayton cũng cho rằng Bắc Kinh đă không chiếm đóng hay khai thác bất kỳ một ḥn đảo nhỏ nào ở Biển Đông trong hơn 20 năm qua bởi v́ các nhà lănh đạo Trung Quốc lo ngại về những hậu quả.
Một động thái như vậy sẽ đem lại cho Trung Quốc những hậu quả rất lớn về mặt ngoại giao, khiến vị thế của họ bị hủy hoại hoàn toàn, trở thành một quốc gia vi phạm luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Luật biển năm 1982.
Uy tín của Trung Quốc có thể sụt giảm mạnh nếu Ṭa Trọng tài sắp tới ra phán quyết có lợi cho Philippines, trong đó xác định là Trung Quốc không có đặc quyền kinh tế tại một số vùng ở Biển Đông.
Phán quyết này sẽ củng cố quan điểm của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Ash Carters rằng Trung Quốc đang tự xây vạn lư trường thành cô lập ḿnh và đang bị cô lập trên trường ngoại giao.
Đáp lại, Trung Quốc làm giảm những lo ngại đó và nói rằng sẵn sàng giải quyết những vụ tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán song phương với bên trực tiếp liên quan nhỏ hơn.
Nhà nghiên cứu Phillip Reynolds của Đại học Hawaii cho biết Bắc Kinh đang tăng cường tuyên truyền và tranh thủ sự hậu thuẫn của các nước đồng minh và t́m kiếm sự ủng hộ nhiều hơn từ các quốc gia khác đối với lập trường của ḿnh ở Biển Đông để giảm các áp lực quốc tế.
Ngoài ra, không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động "bắt nạt" bằng cách sử dụng các tàu quân sự và bán quân sự trá h́nh tàu dân sự quấy rối các tàu của nước khác trong khu vực.
|