Giới chức trách của Thái Lan đă phát hiện hàng chục xác hổ trong ngôi chùa Hổ nổi tiếng của nước này, hé lộ hoạt động buôn bán hàng tỷ USD trong khu vực.
Ngôi chùa này mang tên Wat Pha Luang Ta Bua tức chùa Hổ nằm ở tỉnh Kanchanaburi, phía tây thủ đô Bangkok, Thái Lan. Trước khi bê bối này bị phanh phui, du khách thường phải trả 20 USD cho mỗi lần vào thăm chùa. Tại đây, du khách có cơ hội nh́n ngắm chúa sơn lâm sống gần gũi, thân thiện bên cạnh con người. Du khách sẽ mất thêm 30 USD nếu muốn cho hổ con ăn hoặc chụp ảnh chung với những con hổ trưởng thành.
Tuy nhiên, khu danh thắng nổi tiếng hàng đầu của Thái Lan đă bị đóng cửa. Nhà chức trách phát hiện xác hàng chục con hổ được bảo quản trong tại đây làm dấy lên nghi ngờ về một đường dây buôn bán động vật hoang dă quy mô bắt nguồn từ chùa Hổ. Những con hổ được đưa khỏi chùa và có thể măi măi không trở lại.
Sau một thập kỷ bị cáo buộc ngược đăi, buôn bán và nuôi nhốt động vật hoang dă bất hợp pháp, chùa Hổ bị hơn 1.000 cảnh sát và binh sĩ quân đội đột kích, phanh phui bê bối làm chấn động thế giới. Đích đến của các hoạt động buôn bán hổ ở Thái Lan là Trung Quốc, một Thị trường không bao giờ được thỏa măn.
Núp bóng bảo hộ động vật
Theo Guardian , các thống kê cho thấy số lượng hổ trong tự nhiên đang giảm nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu của Cơ quan Điều tra Môi trường Anh (EIA) cho thấy số hổ hoang dă hiện nay chỉ c̣n 3.200 cá thể, so với 100.000 cá thể năm 1900.
Trong khi đó, các cơ quan điều tra môi trường cho biết có 5.000 con hổ sống trong điều kiện nuôi nhốt ở Trung Quốc và 1.450 con sống trong chuồng ở Thái Lan. Các nước châu Á đều có những chuồng nuôi nhốt hổ trong các vườn thú công lập và tư nhân.
Nhà chức trách phát hiện nhiều xác hổ trong ngôi chùa nổi tiếng ở Thái Lan. Ảnh: Reuters
Debbie Banks làm việc cho EIA tại Trung Quốc. Banks cho biết, trong thập kỷ qua, nuôi hổ trở thành ngành công nghiệp bùng nổ nhanh chóng và sinh lợi lớn ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Chúng thường núp dưới danh nghĩa các trung tâm bảo tồn. Tại Trung Quốc, hổ được coi là vị thuốc quư, khiến chúng bị đẩy tới bên bờ vực tuyệt chủng.
Banks nhận định: “Những cơ sở nuôi nhốt giữ những cá thể hổ đă chết trong tủ đá. Cuộc đột kích vào chùa Hổ, Thái Lan hé lộ hoạt động buôn bán động vật hoăng dă lan tới khu vực Đông Nam Á. Nó cũng cho thấy nhiều cái gọi là khu bảo tồn và trang trại bí mật bán xác hổ v́ chúng rất có giá trị trên thị trường chợ đen".
Những trang trại hổ phi pháp đang phát triển mạnh về số lượng và quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xương và các bộ phận khác của hổ. Tuy nhiên, các hoạt động phi pháp núp dưới vỏ bọc vô cùng nhân văn – bảo tồn loài động vật đang bị đẩy tới sát mép vực tuyệt chủng. Và sau đó, những con hổ trong môi trường nuôi nhốt không bao giờ được trả lại tự nhiên như những ǵ họ đă cam kết.
Lợi nhuận khổng lồ
Theo thỏa thuận Quốc tế năm 2007, không được phép nuôi hổ phục vụ mục đích thương mại. Các trại nuôi hổ cần được dỡ bỏ. Tuy nhiên, điều ngược lại đang xảy ra. Những trang trại hổ mọc lên nhiều và phát triển mạnh, các hoạt động buôn bán hổ gia tăng trong khi nhu cầu của con người với hổ hoang dă đang cao chưa từng có.
Thống kê năm 2014, nhà chức trách thu giữ ngày càng nhiều hổ c̣n sống và xác của chúng. Số lượng này tăng gấp rưỡi trong ṿng 14 năm qua. Nhiều dấu hiệu cho thấy phần lớn trong số chúng là các cá thể bị nuôi nhốt. Sự lỏng lẻo tại biên giới Thái Lan, Myanmar, Lào và Trung Quốc khiến các hoạt động buôn bán hổ và các động vật hoang dă khác phát triển mạnh bất chấp lệnh cấm quy mô toàn cầu.
Hổ sống trong điều kiện nuôi nhốt ở chùa Hổ, Thái Lan.
Ngay khi xác hổ tới Trung Quốc, giá trị của chúng tăng mạnh. Lợi nhuận khổng lồ khiến những kẻ buôn lậu phớt lờ lệnh cấm trong khi tác dụng dược phẩm của các chế phẩm từ hổ khiến nó được săn lùng ở Trung Quốc. Năm 1993, Trung Quốc cấm sử dụng xương hổ làm cao nhưng mặt hàng này tiếp tục được lưu hành và trở thành món hàng thể hiện đẳng cấp và sự giàu có của người mua.
Tại Trung Quốc, da một con hổ nuôi nhốt có giá 60.000 USD trong khi rượu cốt hổ giá 500 USD/chai. Xương hổ có giá trị tương đương với vàng trong khi một bát súp pín hổ có giá tới 300 USD. Quư ông Trung Quốc rất ưa chuộng loại súp này v́ chúng được cho làm tăng cường bản lĩnh đàn ông.
Chỉ c̣n khoảng 50 con hổ tự nhiên ở Trung Quốc nhưng hai trại nuôi hổ lớn và các trại nuôi hổ nhỏ hơn đang nhốt trái phép khoảng 5.000 cá thể hổ. Một số quốc gia lập luận nuôi hổ là cách hiệu quả để giảm đe dọa lên hổ tự nhiên. Tuy nhiên, Quỹ bảo tồn thiên nhiên Thế giới cho rằng nuôi nhốt chỉ làm tăng nhu cầu của người sử dụng.
VietBF© Sưu tập