Sáng nay 4-6, Bộ trưởng quốc pḥng Mỹ Ashton Carter đă có bài phát biểu khai mạc phiên thảo luận “Đối phó với các thách thức an ninh phức tạp của châu Á” trước hàng ngàn cử tọa Quốc tế tham gia Đối thoại Shangri-La lần 15 tại Singapore. Ông đă làm nóng rực hội nghị khi cảnh báo Trung Quốc đang "tự cô lập" ở biển Đông. Ông nhấn mạnh rằng Mỹ hành động nếu Trung Quốc xây tiền đồn ở băi Scarborough.
Bộ trưởng quốc pḥng Mỹ Ash Carter (phải) tiếp xúc song phương với người đồng cấp Indonesia Ryamizard Ryacudu bên lề Đối thoại Shangri-La ngày 3-6. Tăng cường quan hệ với các đối tác và đồng minh ở khu vực Châu Á - Thái B́nh Dương là một trong những ưu tiên của ông Carter tại Đối thoại Shangri-La năm nay
Đúng như dự đoán của giới quan sát trước đó, trong bài phát biểu kéo dài hơn 20 phút, ông Carter nhấn mạnh việc Mỹ tiếp tục cam kết sự hiện diện tại khu vực châu Á - Thái B́nh Dương và tầm quan trọng của một trật tự khu vực dựa trên luật pháp quốc tế liên quan tranh chấp ở Biển Đông.
Trung Quốc xây dựng quy mô lớn nhất tại biển Đông
Bày tỏ quan điểm về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Carter nói những hành động của Trung Quốc ở biển Đông đang làm cô lập nước này tại một thời điểm mà toàn khu vực đang hợp tác và kết nối cùng nhau.
Ông Carter cũng nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục bay, di chuyển và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép ở Biển Đông và các nước trong khu vực có thể làm theo cách Mỹ đang làm.
“Bởi v́ chỉ khi tất cả mọi người đều cùng tuân thủ một luật lệ, chúng ta mới có thể tránh các sai lầm của quá khứ giống như khi các quốc gia thách thức lẫn nhau bằng sức mạnh và ư chí, gây ra những hậu quả tàn khốc cho khu vực trước đây” - ông Carter nói.
Phần trả lời cử tọa của ông Carter sau đó nóng lên bởi những câu hỏi về Biển Đông.
Bà Bonnie Glaser, chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, đặt câu hỏi: “Hiện nhiều người lo ngại liệu Trung Quốc có tiếp tục cải tạo đất ở băi cạn Scarborough cách bờ biển Philippines khoảng 230 km hay không?
Mỹ sẽ hợp tác như thế nào với các nước trong khu vực để ngăn cản điều này và ông đánh giá như thế nào về các thách thức xảy ra nếu như Trung Quốc xây dựng một tiền đồn ở băi cạn Scarborough?”
Ông Carter nói: “Tôi hi vọng diễn biến trên không xảy ra bởi nếu Trung Quốc làm vậy, sẽ khiến Mỹ cũng như các quốc gia trong khu vực hành động. Điều này sẽ không chỉ khiến căng thẳng gia tăng mà c̣n cô lập Trung Quốc".
GS Qinggio Jia, Khoa nghiên cứu quốc tế ĐH Peking, Trung Quốc, đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Carter rằng Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất xây đảo nhân tạo ở Biển Đông và tại sao Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa các tàu chạy sát khu vực bờ biển của Trung Quốc ở biển Đông?
Đáp lại, ông Carter nhắc lại quan điểm của Washington rằng Mỹ không đứng về phía nào nhưng Mỹ ủng hộ các nguyên tắc, pháp quyền, luật pháp quốc tế.
Ông Carter cho rằng sở dĩ các nước trong khu vực bày tỏ lo ngại đối với Trung Quốc là v́ nước này xây dựng và tôn tạo với quy mô lớn trong thời gian nhanh chóng và tăng cường Quân sự hóa.
Bộ trưởng quốc pḥng Mỹ cũng khẳng định các hoạt động tuần tra hàng hải của Mỹ ở Biển Đông không nhắm vào Trung Quốc mà chỉ nhằm nhấn mạnh những nguyên tắc quốc tế.
Mỹ tiếp tục đưa vũ khí tối tân đến khu vực
Ông Ash Carter chia sẻ rằng tham dự Đối thoại Shangri-La lần này tại Singapore là lần thứ 5 ông quay trở lại khu vực châu Á - Thái B́nh Dương và sẽ không phải là lần cuối cùng.
Ông chia sẻ chỉ mới thứ sáu tuần trước ông có cuộc nói chuyên với các sĩ quan Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ rằng Washington có các lợi ích ngoại giao, kinh tế, an ninh lâu dài tại khu vực này.
“Sự can dự của Mỹ ở châu Á - Thái B́nh Dương chính là v́ lợi ích của nước Mỹ [nói chung], chứ không phải là chính sách của bất kỳ đảng phái chính trị nào.
Những đại diện từ Quốc hội Mỹ có mặt hôm nay như các thượng nghị sĩ McCain, Barrasso, Cotton, Ernst, Gardner, Graham, và Sullivan đều cho thấy rằng sự cam kết của Mỹ ở châu Á - Thái B́nh Dương nói chung và chính sách tái cân bằng sang khu vực này là lâu dài” - ông chủ Lầu Năm Góc khẳng định.
Ông Carter cho rằng chính sách tái cân bằng của Mỹ chính là một sự đầu tư và cam kết của chính phủ vào tương lai của châu Á - Thái B́nh Dương và sự tái cân bằng của Mỹ sẽ tiếp tục được củng cố thông qua các lĩnh vực như ngoại giao, hợp tác kinh tế, và quân sự.
Về ngoại giao, ông Carter cho biết Mỹ mới tổ chức Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN lần đầu tiên tại Washingon tháng 2 năm nay và sau đó là chuyến công du Châu Á thăm Việt Nam và Nhật Bản của Tổng thống Barack Obama.
Ông Carter cũng nói Mỹ cũng đang củng cố quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực. Trong ṿng 7 năm qua, thương mại ASEAN - Mỹ đă tăng 55% và cho biết 12 nước thành viên của Hiệp định đối tác xuyên Thái B́nh Dương đă kết thúc đàm phán.
Về lĩnh vực quốc pḥng, ông chủ Lầu Năm Góc nhấn mạnh trong những thập kỷ sắp tới, Washington sẽ tiếp tục duy tŕ là nhà cung cấp các giải pháp an ninh chính và là bên đóng góp hàng đầu cho mạng lưới an ninh cho khu vực.
Washington sẽ tiếp tục đưa những vũ khí tối tân nhất và nhân lực ưu tú nhất đến châu Á - Thái B́nh Dương, bao gồm máy bay chiến đấu F-22 và F-35, máy bay tuần tra hàng hải P-8 Poseidon, máy bay đánh bom B-2, B-52 và các loại tàu chiến thế hệ mới nhất.
Bộ trưởng Carter cũng đề cập đến kết quả chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama trước đây trước các cử tọa, trong đó có việc Washington quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Therealtz © VietBF