Vietbf.com - Vụ ngoại trưởng Trung Quốc đă xúc phạm khi ông mắng xối xả một phóng viên Canada trong cuộc họp báo chung, mà khi ông ta đặt chân lên đất Canada và hành xử một cách đầy thiếu tôn trọng với một phóng viên Canada, người đưa ra một câu hỏi hoàn toàn thỏa đáng mà ông lại như một côn đồ mắng người ta.
Ông Vương Nghị đằng đằng sắc khí khi một phóng viên Canada đặt câu hỏi về vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc. (Ảnh: CBC)
Theo tờ CBC News, nhà phê b́nh chính sách đối ngoại đảng Bảo thủ Tony Clement đă gọi cách hành xử của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị là “không thể chấp nhận được”. Trong khi đó, cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc cho rằng quan chức nước này luôn sẵn sàng hành xử cứng rắn thậm chí thô lỗ.
“Trung Quốc phải học hỏi từ các nước khác rằng có những chuẩn mực nhất định về ứng xử khi làm việc với các quốc gia khác”, ông Tony Clement khẳng định. “Tôi nghĩ thật xúc phạm khi ông ta đặt chân lên đất Canada và hành xử một cách đầy thiếu tôn trọng với một phóng viên Canada, người đưa ra một câu hỏi hoàn toàn thỏa đáng”.
“Nếu chúng ta đến Bắc Kinh, với tư cách các bộ trưởng hay nghị sỹ, chúng ta luôn được nhắc rằng có những khía cạnh văn hóa hoặc lịch sử của Trung Quốc mà chúng ta phải chú ư và tôn trọng. Thế nhưng ông ta lại tới đây và tỏ ra thiếu tôn trọng các giá trị của chúng ta. Điều đó là không thể chấp nhận”, ông Clement nhấn mạnh.
Trong cuộc họp báo chung với ngoại trưởng Canada Stéphane Dion, ông Vương đă tức tối gọi một phóng viên trang tin iPolitics.ca là “vô trách nhiệm” khi người này đưa ra câu hỏi về vấn đề nhân quyền, cũng như việc công dân Canada Kevin Garratt bị bắt tại Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp.
Đáng chú ư là câu hỏi này được phóng viên đưa ra cho ông Dion, nhưng vị ngoại trưởng Trung Quốc đă không chờ đến lượt ḿnh trả lời, mà lập tức lớn tiếng quát tháo với vẻ mặt đầy giận dữ, sau khi ông Dion nói đă nêu vấn đề nhân quyền với ngoại trưởng Trung Quốc trong cuộc họp song phương.
Theo hăng thông tấn Fairfax của Úc, câu hỏi được phóng viên nước chủ nhà đưa ra đó là: “Có không ít quan ngại về những nhà hoạt động nhân quyền, ví dụ như vụ những người bán sách tại Hong Kong, và vụ bắt giữ Garratts, chưa kể đến những tác động gây bất ổn do tham vọng chủ quyền của họ trên Biển Đông. Với những mối quan ngại đó, v́ sao Canada lại theo đuổi mối quan hệ thân thiết hơn với Trung Quốc - ông có dự định ǵ trong việc dùng mối quan hệ đó để cải thiện vấn đề nhân quyền và an ninh trong khu vực”.
“Câu hỏi của cô đầy định kiến chống lại Trung Quốc và ngạo mạn...Tôi không biết tư tưởng đó từ đâu ra. Điều này là không thể chấp nhận được”, ông Vương tuyên bố, trước khi khẳng định Trung Quốc đă giúp 600 triệu người thoát khỏi đói nghèo và đưa vấn đề bảo vệ, nâng cao quyền con người vào hiến pháp nước này.
Ông David Mulroney, cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc dưới thời cựu thủ tướng Canada Stephen Harper cho rằng cách hành xử của ông Vương gây rắc rối cho chính phủ mới của Canada.
“Chúng ta đang trả giá cho cách tiếp cận không nhất quán trong những năm của Harper”, ông Mulroney nói. “Chúng ta đang cố gắng tái tiếp cận Trung Quốc...và giờ họ đă hùng mạnh hơn và quyết liệt hơn, và tất nhiên t́nh h́nh sẽ khó khăn hơn”.
Những b́nh luận gay gắt của ông Vương c̣n được ông Mulroney xem như một nỗ lực nhằm thu hút dư luận tại Trung Quốc, trong bối cảnh chính quyền nước này đang ngả theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa.
“Họ có thể hành xử thô lỗ và cứng rắn đến mức cần thiết. Bạn không thể thăng tiến lên các vị trí cấp cao nếu không bỏ tấm che mặt và làm những ǵ cần thiết. Thậm chí cả những người duyên dáng nhất... họ sẵn sàng từ bỏ nó và tỏ ra thực sự cứng rắn”, vị cựu đại sứ b́nh luận.
Đây không phải lần đầu tiên ông Vương bị cho là hành xử không đúng mực trong các cuộc gặp chính thức. Theo hăng thông tấn Fairfax, cuối năm 2013, ông Vương đă công khai công kích người đồng cấp phía Úc, bà Julie Bishop, khi vị quan chức tới thăm Bắc Kinh, chỉ v́ trước đó Úc đă bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố lập Vùng Nhận dạng Pḥng không trên biển Hoa Đông.
Ông Peter Rowe, một quan chức cấp cao Bộ ngoại giao Úc, sau đó đă thuật lại trong một buổi điều trần trước Thượng viện, và gọi đó là điều “thô lỗ nhất” ông từng chứng kiến trong 30 năm làm ngoại giao.
Theo CBC, Fairfax