Vietbf.com - Tờ Hoàn Cầu Trung quốc tuyên bố gây sốc là nếu va chạm trên biển Đông, th́ máy bay bị rơi sẽ là của Mỹ, chứ không bao giờ phải máy bay của Bắc Kinh, v́ về vụ chiến đấu cơ Trung Quốc đă áp sát máy bay trinh sát Mỹ vừa qua rất nguy hiểm.
Nguy cơ máy bay Trung-Mỹ đâm nhau tăng lên
Bắc Kinh đă lên tiếng về việc 2 chiến đấu cơ Trung Quốc chặn máy bay trinh sát EP-3 của Mỹ hôm 17/5 là "không an toàn".
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 19/5 phủ nhận thông tin từ phía Mỹ nói rằng 2 chiếc J-11 "tiếp cận nguy hiểm" máy bay Mỹ, đồng thời khẳng định máy bay Trung Quốc theo dơi và giám sát "một cách chuyên nghiệp", giữ "khoảng cách an toàn" với chiếc EP-3.
Trong khi đó, Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày hôm nay, 20/5, đưa ra nhận định việc Mỹ điều máy bay tiếp cận trinh sát ở biển Đông và Trung Quốc cử chiến cơ phản ứng đă trở thành "tṛ chơi" quen thuộc giữa hai bên.
Pha áp sát giữa 2 chiếc J-11 ở cự ly chỉ 15m so với chiếc EP-3 của Mỹ khiến dư luận ngay lập tức nhớ lại vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra vào ngày 1/4/2001, chưa đầy 3 tháng sau khi ông George W. Bush nhận chức Tổng thống Mỹ.
Một chiến đấu cơ J-8 của Trung Quốc khi đó đâm vào máy bay trinh sát EP-3 của Mỹ. Phi công Trung Quốc thiệt mạng, trong khi máy bay Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp trên đảo Hải Nam, Trung Quốc.
24 thành viên phi hành đoàn người Mỹ đă bị giam giữ trong 10 ngày, trước khi Washington xin lỗi. |
Tờ này b́nh luận rằng hành động đánh chặn như vụ việc ngày 17/5 "không thể bảo đảm an toàn tuyệt đối", cũng như khả năng các quân nhân ở tiền tuyến của Mỹ và Trung Quốc đều có khả năng phạm sai lầm.
Theo Hoàn Cầu, khả năng đánh chặn máy bay trinh sát Mỹ của quân đội Trung Quốc đă được nâng cao, dẫn đến nguy cơ xảy ra va chạm máy bay cũng tăng theo.
Đặc biệt, tờ báo Trung Quốc tin rằng một vụ đâm máy bay mới sẽ có mức độ nguy hiểm và gây bất ổn chính trị lớn hơn so với sự kiện năm 2001.
Theo quan chức quân đội Mỹ, các phi công Trung Quốc đă bắt đầu bay áp sát máy bay Mỹ tới 15m từ mùa thu năm 2000.
Hoàn Cầu: Lần này máy bay bị rơi sẽ là của Mỹ
Bầu không khí giữa Bắc Kinh và Washington ngày nay đă trở nên căng thẳng gấp nhiều lần so với 15 năm trước.
Một vụ 2001 "lịch sử lặp lại" sẽ không đơn thuần được lư giải là "trường hợp cá biệt", mà nhiều khả năng trở thành "ng̣i nổ" làm bùng lên thái độ nghi ngờ về chiến lược giữa Mỹ-Trung.
Xă hội quốc tế hiện nay cũng đánh giá tính chất sự kiện tương tự nghiêm trọng hơn, trong khi hai cường quốc Đông, Tây đang ngày càng gặp khó khăn trong nỗ lực kiểm soát t́nh h́nh.
Máy bay trinh sát EP-3 của Mỹ. (Ảnh: Huanqiu)
Thời báo Hoàn Cầu hung hăng tuyên bố trong bài viết ngày 19: "Nếu va chạm máy bay một lần nữa th́ máy bay bị rơi không thể tiếp tục là của Trung Quốc. Kịch bản máy bay Mỹ hạ cánh án toàn, sau đó được chuyển về Mỹ là rất khó chấp nhận."
Hoàn Cầu nhấn mạnh, đại bộ phận người Trung Quốc hy vọng nếu sự kiện như trên tái diễn th́ máy bay của Mỹ "xứng đáng bị đâm rụng", hoặc "bị bắn rơi".
Thái độ này rất có thể sẽ tạo thành sức ép rất lớn lên quân đội và Chính phủ Trung Quốc nếu muốn đưa ra phương án ứng phó các t́nh huống tương tự.
Một chuyên gia Trung Quốc (giấu tên) về vấn đề biển Đông nói với Hoàn Cầu, các máy bay EP-3 của quân đội Mỹ hoạt động trên vùng trời quốc tế ở biển Đông một cách thường xuyên, có thể định kỳ hoặc không.
Theo chuyên gia này, Mỹ đă cố ư "cường điệu" sự kiện 17/5 với mục đích duy tŕ độ nóng của vấn đề biển Đông trong dư luận quốc tế, khi mà Ṭa trọng tài thường trực (PCA) The Hague tiến gần tới phán quyết vụ kiện biển Đông.
Trong khi đó, Đại tá Hải quân Trung Quốc Lương Phương, Giáo sư Đại học quốc pḥng Trung Quốc, kêu gọi quân đội nước này "thường thái hóa" hoạt động tuần tra biển Đông như một động thái trả đũa Washington.