Ngày nay huyết áp cao không chỉ là căn bệnh của người già mà chính những người trẻ cũng mắc phải. Chúng ta phải t́m hiểu để tránh cho ḿnh và gia đ́nh không mắc bệnh huyết áp cao. Kẻ thù của huyết áp cao ngay trong căn bếp của bạn đó.
Bột canh, nước mắm, mỳ chính… hay nói cách khác là thói quen ăn mặn của người dân chính là thủ phạm khiến bệnh tăng huyết áp ngày càng gia tăng.
Số người mắc, tử vong liên quan đến bệnh tăng huyết áp đang ngày càng gia tăng, đó là một thực tế ai cũng nhận ra được. Nhưng khi nói đến cách pḥng tránh căn bệnh này có lẽ không mấy người hiểu được và hàng ngày thậm chí là hàng giờ mọi người vẫn đang ăn uống, sinh hoạt không đúng cách khiến bệnh càng có cơ hội để bùng phát hơn nữa.
Điều này đă được minh chứng rất rơ qua việc ăn mặn của người Việt Nam, tuy đây không phải là nguyên nhân duy nhất khiến bệnh tăng huyết áp gia tăng, nhưng cũng là nguyên nhân hàng đầu. Theo các nghiên cứu đă từng được công bố ở các nước trên thế giới, th́ người dân Bắc Nhật Bản từng dùng 25-30g muối/ngày, và 40% dân số ở đây bị cao huyết áp. Trong khi đó, dân miền Nam Nhật Bản chỉ ăn mỗi ngày 10 g muối, tỷ lệ mắc bệnh là 20%. Người Eskimô và vài bộ lạc châu Phi rất ít bị cao huyết áp do thói quen ăn nhạt.
Ăn mặn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tăng huyết áp.
Vậy ăn bao nhiêu muối/ngày là đủ và v́ sao ăn mặn lại làm tăng huyết áp, GS Đỗ Doăn Lợi – Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia cho biết, mỗi người chỉ nên ăn 5g muối/ngày là đủ. “Tuy nhiên, người Việt Nam không chỉ có muối mà trong các món ăn được chế biến c̣n có mỳ chính, ngoài ra một mâm cơm có rất nhiều loại nước chấm khác nhau: Muối, nước mắm, mắm các loại…như vậy, thói quen đó ảnh hưởng rất xấu đến huyết áp”.
Theo các chuyên gia, ăn mặn sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp.
Không chỉ tăng huyết áp, việc sử dụng quá nhiều muối dẫn đến một số bất lợi khác đối với sức khỏe như: Giữ nước trong các bệnh suy tim, thận nhiễm mỡ. Gây phù chu kỳ, phù trước kỳ kinh, phù vô căn. Tăng co thắt, kích thích cơn suyễn. Liên quan đến ung thư dạ dày. Tăng thải Ca++ qua thận, tăng nguy cơ loăng xương...
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia thay v́ ăn những thực phẩm nhiều muối có thể bổ sung một chế độ ăn tăng cường thêm nhiều loại gia vị khác nhau để tạo cảm giác bớt nhạt nhẽo như cho thêm vị chua, cay, ngọt. Giảm lượng muối tiêu thụ < 6g/ngày bằng cách: hạn chế sử dụng thức ăn chế biến sẵn như ḿ ăn liền, gị chả, lạp xưởng, đồ hộp… Những loại thức ăn nhanh, những món ăn công nghiệp luôn có lượng muối khá cao nên cần hạn chế.
Ngoài việc giảm thức ăn mặn như mắm, tương, dưa, cà…cần hạn chế sử dụng rượu, bia, cafein, chất béo băo ḥa… Tăng cường những thực phẩm giàu kali, magne, canxi, các chất chống ôxy hóa, chất xơ… và những thực phẩm có tính chất an thần, lợi tiểu nhẹ như rau cải, cà chua, bầu bí, khóm, mía, cam, khoai lang, khoai tây, khoai môn, đậu xanh, đậu đen… Việc áp dụng một chế độ ăn uống hợp lư, khoa học, giúp pḥng, chống bệnh tăng huyết áp và các bệnh lư tim mạch.
Vietbf @ sưu tầm.